Hơn 6.000 giảng viên đại học đủ “chất” mới được “gác cửa” kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Tập đoàn C.T Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” / Thu 24 tỷ đồng tiền phạt vi phạm ATGT, trật tự đô thị tại Hà Nội
6.000 "người gác cửa" kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 là những ai?
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, giảng viên tham gia công tác thanh/kiểm tra trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, những người tham gia công tác thanh tra/kiểm tra trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
Ngoài ra, hơn 6.000 người được lựa chọn đều phải là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục hoặc người làm công tác thanh tra nội bộ, cán bộ, giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ; là cán bộ của Cục Nhà trường đối với đoàn kiểm tra của Cục Nhà trường; Đã tham dự tập huấn và nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi; được đánh giá đạt yêu cầu qua bài kiểm tra đánh giá.
Năm nay, giảng viên đại học không coi thi mà sẽ làm công tác thanh tra.
Đặc biệt, những cán bộ nói trên nếu có người thân (vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột, cha, mẹ, anh ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ) tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi khi; không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi khi đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi.
"Người gác cửa" kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 phải đủ "chất"
Theo TS Nguyễn Đức Cường – Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT, để nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên tham gia thanh tra, kiểm tra tại các địa phương, năm nay Bộ chú trọng trước tiên tới khâu tuyển chọn cán bộ làm công tác thanh tra/kiểm tra.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quán triệt và chỉ đạo đến từng cơ sở giáo dục ĐH năm nay phải lựa chọn những cán bộ giảng viên có đạo đức, kinh nghiệm… trong công tác thi để tham gia.
TS Nguyễn Đức Cường – Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT. Ảnh: Báo GD&TĐ
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường trao đổi với báo Giáo dục và Thời đại cho hay, công tác tập huấn cán bộ thanh tra/kiểm tra thi sẽ được tiến hành qua nhiều bước. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 2 hội nghị tập huấn ở miền Bắc và Nam cho cán bộ chủ chốt các Sở GD&ĐT và các trường ĐH. Mỗi đơn vị sẽ cử 3 người tham dự. Sau tập huấn, đội ngũ này sẽ tập huấn tại địa phương và trường mình cho cán bộ, công chức tham gia thanh tra và kiểm tra theo quy định.
"Các cán bộ, giảng viên sau khi tham gia tập huấn thanh tra đều phải tham gia kiểm tra đánh giá chất lượng. Nếu kiểm tra đạt yêu cầu mới được tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra. Nếu không đạt sẽ kiên quyết thay và không cử cán bộ đó tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi năm nay", ông Cường nhấn mạnh.
Ông Cường cho biết thêm: "Hiện, các tài liệu tập huấn đang được gấp rút hoàn thiện và đưa vào sử dụng trước khi diễn ra công tác tập huấn chính thức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024