Khánh Hòa: Giáo viên đi bè qua bán đảo dạy học vì cầu sập do mưa lũ
Đại sứ Azerbaijan trao tặng xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam / Điểm mới về lương hưu, BHXH có hiệu lực từ năm 2019
Theo đó, những giáo viên này thuộc trường tiểu học - THCS Cam Lập (TP Cam Ranh) đang dạy học tại 2 điểm phụ tại bán đảo Bình Lập với 174 học sinh. Trong đó, tiểu học có 10 lớp và THCS có 4 lớp. Được biết, 2 điểm trưởng phụ này cách nhau 5-6 km.
Hàng ngày, giáo viên đến khu vực cầu sập đi bè tạm qua một đoạn sông ngắn để đến bán đảo Bình Lập dạy học ở 2 điểm phụ.
“Một buổi có từ 10-12 giáo viên đi qua đó dạy học, đi bằng bè của người dân. Sáng giáo viên đi qua, trưa đi về”, ông Nguyễn Văn Du cho hay.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Kết, Chủ tịch xã Cam Lập (TP Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết, hiện cơ quan chức năng đang triển khai làm một con đường tránh tạm thời để cho người dân bán đảo Bình Lập qua lại, không còn chia cắt với đất liền.
Theo đó, để làm con đường tránh tạm thời này, ngành chức năng sẽ triển khai thi công rọ đá, bắc nhịp, lót ván... đi qua con sông một đoạn để cho người dân đi bộ, đi xe máy.
Về giải pháp lâu dài, ông Kết cho biết Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc với TP Cam Ranh để bàn bạc về ý tưởng xây dựng lại một cây cầu kiên cố bắc qua ngay chính đoạn sông này.
Được biết, hiện Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa xây cầu kiên cố dài khoảng 20m ở khu vực này.
Trước đó sáng 25/11, cầu bê tông huyết mạch dài hơn 50m nối đất liền với bán đảo Bình Lập bị nước lũ cuốn phăng, gãy đôi. Sự việc khiến 340 hộ dân ở bán đảo Bình Lập bị cô lập với đất liền. Trước nhu cầu bức thiết, người dân đã tự chế một chiếc bè để qua sông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái