Kinh nghiệm cấm xe máy đáng học từ các nước láng giềng
Mới đây, đề xuất cấm xe máy lại đang "nóng" dư luận trong nước. Nhân sự kiện này, cùng điểm qua một số kinh nghiệm cấm xe máy ở các thành phố lớn trong khu vực.
TPHCM: Cấm xe nhiều tuyến đường vào trung tâm để tổ chức đón năm mới / "Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi nhanh hơn xe máy, giá rẻ hơn Grab"
Phải có một lộ trình lâu dài. Việc cấm xe máy không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà phải có một lộ trình lâu dài. Lệnh cấm xe máy bằng một lộ trình hơn 10 năm của thành phố Quảng Châu là mô hình nên được tham khảo. Ảnh: NWS Holdings Limited
Cấm xe máy từng bước với hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng. Việc cấm xe máy cần phải song hành với việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng thay thế. Xe buýt nhanh và đường sắt đô thị là lựa chọn của nhiều thành phố ở Đông Nam Á như Jakarta, Bangkok. Ảnh: UrbanRail.Net
Mở các tuyến đường cao tốc mới. Sau khi lệnh cấm xe máy được ban hành, chính phủ Indonesia đã phê chuẩn một kế hoạch xây dựng 6 đường cao tốc thu phí cao dọc ngang khu vực trung tâm thành phố Jakarta nhằm giảm nhẹ áp lực giao thông khi lượng ô tô gia tăng. Quảng Châu cũng mở thêm nhiều đường cao tốc trên cao sau khi cấm xe máy. Ảnh: Chinasage
Hạn chế cấp phép cho xe máy. Trong lộ trình cấm xe máy của mình, từ tháng 10/1991, thành phố Quảng Châu chỉ phép cấp mới 500 xe máy mỗi tháng. Đến năm 1995, thành phố này chấm dứt việc cấp mới cho xe máy. Ảnh: South China Morning Post
Quy định về hạn sử dụng xe máy. Cùng với hạn chế cấp phép cho xe máy, Quảng Châu còn đưa ra quy định về hạn sử dụng xe máy. Cụ thể, từ 2002, tất cả xe máy hoạt động trên 15 năm sẽ bị tịch thu. Sang 2003, xe máy chỉ được phép sử dụng tối đa 10 năm sau lần đăng ký đầu tiên. Các xe máy bị tịch thu đều được đền bù. Ảnh: The New York Times
Tiến hành thử nghiệm trước khi chính thức cấm xe máy. Trước khi áp dụng chính thức lệnh cấm xe máy vào đầu tháng 1/2015, chính quyền thành phố Jakarta đã áp dụng một tháng thử nghiệm tại các tuyến đường chính ở thủ đô nhằm đánh giá những tác động của lệnh cấm đến đời sống. Ảnh: New Cities Foundation
Khuyến khích sử dụng xe đạp. Áp dụng mô hình “giao thông xanh” của châu Âu, Singapore đã khuyến khích việc sử dụng xe đạp như một biện pháp thay thế phương tiện cơ giới, giúp giảm ô nhiễm và tai nạn giao thông. Dịch vụ xe đạp công cộng cũng được phát triển mạnh ở thành phố này. Ảnh: Little Day Out
Các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ. Để thực hiện lệnh cấm xe máy thành công cần phải tính đến sự đồng bộ các giải pháp để tránh rơi vào tình trạng lợi bất cập hại, như trường hợp của thành phố Yangon, Myanamar. Do cơ sở hạ tầng ở thành phố này không được cải thiện, sau lệnh cấm xe mày, các đường phố ở nơi đây luôn bị kẹt cứng bởi ô tô. Ảnh: Yangon Life
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không gian Tết Việt bên bờ biển Đà Nẵng thu hút du khách
Nỗ lực quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu ra
Bộ Chính trị điều động, phân công chức vụ Bí thư các tỉnh, thành Tây Nam bộ
Thúc đẩy đào tạo trong lĩnh vực bán dẫn, sản xuất thông minh
Cột tin quảng cáo