Tin tức - Sự kiện

Kinh tế tuần hoàn giúp quản lý phát thải

Thực hiện kinh tế tuần hoàn, quản lý phát thải, biến chất thải thành tài nguyên là cách mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện để giảm dấu chân carbon của mình.

Lộc Trời cam kết tối ưu lợi ích cho nông dân / Dự báo thời tiết ngày 22/2/2024: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét

Dấu chân carbon là tổng lượng khí nhà kính thải ra từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người. Mỗi người và mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều có dấu chân carbon. Và điều mà các nhà sản xuất hay chủ doanh nghiệp cần quan tâm là làm thế nào để không chỉ giảm lượng phát thải khí nhà kính.

Thực hiệnkinh tế tuần hoàn, quản lý phát thải, biến chất thải thành tài nguyên là cách mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện để giảm dấu chân carbon của mình. Đặc biệt những vòng tuần hoàn xanh sau khi được thực thi tại doanh nghiệp thì được lao toả ra cộng đồng một cách bền vững.

Kinh tế tuần hoàn giúp quản lý phát thải - Ảnh 1.

Một vòng tuần hoàn xanh được khép kín bằng chính sự bắt tay giữa trang trại và người dân

Cánh đồng nằm trong vùng nguyên liệu liên kết giữa trang trại và 700 hộ nông dân. Cỏ và ngô được trồng ở đây là nguồn thức ăn chính cho 8.000 con bò. Còn ngược lại, chất thải từ bò được tái xử lý và tách ra thành phân hữu cơ và nước tưới cho vùng nguyên liệu. Một vòng tuần hoàn xanh được khép kín bằng chính sự bắt tay giữa trang trại và người dân.

Ông Trần Văn Thuấn - Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hoá nhận định: "Thực chất nước thải đã qua xử lý này là nguồn hữu cơ rất tốt, không có hóa chất độc hại trong này. Việc đã qua xử lý và đã đạt theo quy chuẩn, quy định, bà con nông dân dùng để chăm bón cho các loại cây trồng, đặc biệt là cây ngô rất tốt".

Ông Lê Văn Long - Huyện Yên Định, Thanh Hoá cho biết thêm: "Trước đây, vùng đất này sỏi đá khô cằn, bón phân hoá học nên chai hết đất, nhưng nhờ có nước phân của trang trại tưới vào nên bây giờ đất tơi xốp, cây cối phát triển". Chưa kể, trang trại còn tạo điều kiện cho bà con nông dân lấy nước phân không mất phí.

Nhờ sử dụng nước tưới từ trang trại, người nông dân không chỉ bớt được tiền mua phân hoá học, mà năng suất cây trồng lại tăng lên. Từ 2 vụ, nay tăng lên 3 vụ một năm, mỗi gia đình thu nhập thêm hàng chục triệu đồng. Anh Lê Quốc Hoan - Huyện Yên Định, Thanh Hoá chia sẻ, riêng đối với cây ngô, nếu không có nước của bò sữa thì không thể làm được.

 

Ông Trần Văn Thuấn - Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hoá chia sẻ: "Chúng tôi đang thực hiện theo phương châmkinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Như vậy, nguồn chất thải của chăn nuôi trở thành nguyên liệu đầu vào, là nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Và sản phẩm đầu ra của nông nghiệp lại là đầu vào, làm thức ăn cho chăn nuôi".

Cánh đồng rộng 100 ha được người dân ví là cánh đồng tiền tỷ. Nơi đây không chỉ là nguồn sinh kế của hàng trăm hộ gia đình, mà là một vòng tuần hoàn xanh rộng lớn, truyền cảm hứng, lan toả thông điệp: Biến chất thải, thành tài nguyên, làm giàu cho đất. Rồi chính đất đã trả lại những thành quả ngọt lành cho những người dân ở đây.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm