Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ không gây áp lực cho học sinh
Trường Đại học tổ chức thi riêng ra đề theo hướng nào? / Báo cáo Thủ tướng việc hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 3/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, thời gian thực hiện chương trình mới chậm nhất vào 2020-2021 đối với cấp đầu tiên tiểu học.
Với cấp THCS là 2021-2022. Vào năm 2022-2023 sẽ thực hiện đối với cấp đầu tiên của THPT.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ nhẹ nhàng, không áp lực?
Về định hướng kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT khắc phục hạn chế, khuyết điểm của kỳ thi THPT năm học 2018.
Hiện Bộ cũng đã trình phương án lên Chính phủ theo tinh thần kỳ thi năm 2019. Đối với phương án này sẽ giảm áp lực, và khó khăn cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng–Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, các vấn đề về đổi mới kỳ thi THPT, ra đề thi, coi thi… là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT.
“Về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa mới, Bộ cần làm đúng Nghị quyết của Quốc hội. Bộ chủ động trong tổ chức”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước