Nghịch lý "nghèo mà không nghèo" và "nghèo thật mà không được nghèo"?
Sập nhà đang thi công, 4 người thương vong / 2 vụ tai nạn liên tiếp trên QL14, 1 người tử vong
(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Hộ nghèo hay hộ cận nghèo, hiểu nôm na là những gia đình thiếu thốn về vật chất, thu nhập, nhà cửa sập sệ, trong nhà phần lớn là người già cả hoặc mất sức lao động... Thế nhưng, khái niệm này đã không còn đúng ở một số nơi khi mà nhiều nhà được xét là hộ nghèo, cận nghèo nhưng lại đang sống trong những ngôi nhà cao đẹp tiền tỷ, thậm chí có cả ô tô.
Việc xác minh trên phiếu và rà soát hộ nghèo ở khu vực nông thôn dựa trên 13 tiêu chí và 5 nhu cầu xã hội cơ bản gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, nhiều tiêu chí đánh giá không sát với thực tế. Có những hộ không nghèo lại được đưa vào danh sách hộ cận nghèo chỉ vì đủ tiêu chí theo đánh giá, bình xét ở địa phương.
Cách đây vài tháng, dư luận được dịp xôn xao, thậm chí là choáng váng khi thấy hình ảnh những ngôi nhà bề thế khang trang ở xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa nằm trong diện hộ cận nghèo. Thậm chí, có thôn cả bí thư chi bộ, trưởng thôn, anh em họ hàng của những người này cũng vào danh sách hộ cận nghèo.
Đang có nhiều bất cấp trong việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Việc có những tiêu chí rõ ràng để địa phương có cơ sở bình xét hộ nghèo là rất cần thiết, tạo sự công bằng cho các đối tượng được thụ hưởng. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, đã xuất hiện những bất cập.
Nhiều năm trước, ở Việt Nam, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường cái nghèo là không đầy đủ. Vì vậy, từ năm 2015, chúng ta đã áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Điều đó có nghĩa ngoài thu nhập, phải đo lường cả những mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Tuy nhiên, có một bất cập, đó là: trong khi mức sống tối thiểu tăng hàng ngày thì mức thu nhập để xác định chuẩn nghèo của Việt Nam vẫn chưa cập nhật. Thế nên, nhiều hộ dù còn rất khó khăn vẫn không được công nhận là "hộ nghèo" hoặc phải ra khỏi danh sách "hộ nghèo".
Tiêu chí xác định hộ nghèo ở nông thôn
Nghèo thu nhập : Có thu nhập 700.000 đồng/người/tháng trở xuống
Nghèo đa chiều : Có thu nhập 700.000 đồng - 1 triệu đồng/người/tháng
Thiếu hụt từ 03 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
Nếu áp dụng các tiêu chí như hiện nay thì rất nhiều gia đình chưa thực sự thoát nghèo vì thu nhập ở dưới mức sống tối thiểu.
Nhiều tiêu chí chấm điểm hộ nghèo, cận nghèo trong bộ công cụ đánh giá chuẩn nghèo 2016-2020 đã không còn phù hợp (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Nhiều tiêu chí chấm điểm hộ nghèo, cận nghèo trong bộ công cụ đánh giá chuẩn nghèo 2016-2020 đã không còn phù hợp, thậm chí là lạc hậu với thực tế, dẫn đến những "lệch chuẩn" trong bình xét hộ nghèo.
Thế nên, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đang đề xuất xây dựng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, trong đó tiêu chí nghèo về thu nhập được đề xuất theo phương án: 1,5 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, và 2 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Nhiều chuyên gia tán thành với phương án cần có chuẩn nghèo mới.
Để hiểu rõ hơn về những bất cấp trong việc bình xét hộ nghèo hiện nay, cũng đâu là giải pháp cho vấn đế này, quý vị khán giả có thể theo dõi chương trình Sự kiện và Bình luận ngày 22/8.
End of content
Không có tin nào tiếp theo