Nhiều hợp tác xã ra đời từ mô hình hội quán
Khai giảng lớp học tiếng Hàn thông minh KLaSS đầu tiên tại Đà Nẵng / Khai thác tiềm năng tuyến vận tải đường sắt liên vận từ Việt Nam tới Nga
Trong 2 ngày 18 - 19/11, Đồng Tháp tổ chức ngày hội Hội quán Đất Sen hồng lần thứ I năm 2023, với chủ đề “Hội quán Đất Sen hồng - Hành trình đồng hành cùng phát triển” nhằm nhìn lại chặng đường 7 năm hình thành và phát triển mô hình hội quán.
Không gian trưng bày có 36 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hội quán.
Theo ban tổ chức, ngày hội là dịp để các hội quán của Đồng Tháp giao lưu, liên kết hợp tác, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông các hàng hóa thế mạnh, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường; nâng cao năng lực quản trị cộng đồng gắn với thiết chế cộng đồng tự lực, tự chủ, tự quản.
Đồng thời, tri thức hoá nông dân và cư dân nông thôn, hướng tới chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp phù hợp thị trường, tư duy nông nghiệp tích hợp đa giá trị: du lịch nông nghiệp, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ và hướng đến hội quán xây dựng mô hình làng thông minh, làng hạnh phúc.
Trong khuôn khổ ngày ngày hội diễn ra nhiều hoạt động như: trưng bày giới thiệu hình ảnh, hiện vật, nông sản, sản phẩm chế biến, sản phẩm OCOP từ các hội quán; triển lãm thành tựu hội quán; hội thảo “Phát huy giá trị cộng đồng của hội quán”; tọa đàm “Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Tháp”; tham quan thực tế mô hình hội quán; tham quan trung tâm chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp; hội thi “Thủ lĩnh Hội quán Đất Sen Hồng” và hội thi ẩm thực.
Ban tổ chức đánh giá, chấm điểm tại một gian trưng bày.
Mô hình hội quán là nơi kết nối, hợp tác, thúc đẩy và gắn kết các xu hướng đổi mới sáng tạo, chuyển biến nhận thức sản xuất theo hướng công nghệ cao, theo quy trình hữu cơ sinh học. Đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 144 hội quán với hơn 7.500 thành viên và đã có 38 hợp tác xã được thành lập từ mô hình này.
Ghi nhận tại ngày hội sáng nay (18/11), không gian trưng bày có 36 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hội quán; sản phẩm OCOP, quà lưu niệm; gian hàng giới thiệu mô hình Saemaul Undong (Hàn Quốc), gian hàng chuyển đổi số trong nông nghiệp và khu vực ẩm thực… nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh hội quán, các giá trị văn hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương đến với du khách.
Gian trưng bày của hội quán huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Nói về hiệu quả từ mô hình hội quán của mình, ông Nguyễn Đình Thuận - Chủ nhiệm Canh Tân Hội quán (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, hội quán với 120 thành viên chuyên sản xuất nhãn và từ hội quán đã thành lập ra hợp tác xã để liên kết, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho các thành viên.
“Hội quán tập trung bà con lại, chia sẻ kinh nghiệm với mục tiêu nông sản làm ra chất lượng, đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện, hợp tác xã có nhiều doanh nghiệp mua nhãn để đi xuất khẩu đi ba, bốn nước rồi”, ông Thuận nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo