Nhức mắt với hình ảnh tiểu bậy giữa Sài Gòn
TP.HCM: Khuyến khích đầu tư xe buýt dùng nhiên liệu sạch / Công ty CP Lương thực TP.HCM: Giao đất công cho tư nhân xây cao ốc?
Được xem là một thành phố hiện đại và phát triển, TP.HCM là điểm đến của rất nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước tới tham quan. Thế nhưng, tại tuyến đường Hùng Vương (đoạn gần công viên Âu Lạc, Q.10) lại xuất hiện một điểm đen tiểu tiện lộ thiên.
Theo ghi nhận, tuyến đường Hùng Vương có rất đông người dân và du khách nước ngoài qua lại, xong cánh tài xế taxi, Grab Bike và xe ôm vẫn thản nhiên dừng xe dưới lòng đường rồi tiểu bậy vào gốc cây, bừc tường trên vỉa hè, mặc dù nhà vệ sinh công cộng cách đó hơn 100m. Trời nắng nóng cộng với mùi nước tiểu bốc lên hôi nồng nặc khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi.
Tuyến đường Hùng Vương có rất nhiều khách du lịch qua lại (Ảnh: ĐL)
Người dân nơi đây cho biết, sở dĩ khu vực này trở thành "điểm đáp" lý tưởng của cánh tài xế là do có nhiều cây cối, nhà chờ xe buýt và điểm tập kết rác nên đã vô tình tạo thành bức bình phong che chắn. Bà Nguyễn Thị Duyên (Q.10), cho biết mặc dù chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, xử phạt xong tình trạng tiểu bậy này vẫn không dừng lại, nhất là thời điểm sáng sớm và ban đêm.
"Việc tiểu tiện không đúng nơi, đúng chỗ của người Việt từ trước đến nay không phải là chuyện hiếm. Song nếu điều này diễn ra ở ngay một tuyến đường có mật độ khách du lịch qua lại rất đông đúc thì không thể chấp nhận được. Điều đó thể hiện ý thức rất kém của cá nhân, ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố của thành phố", bà Duyên nói.
“Khi nhìn thấy cảnh tè bậy của các cánh tài xế trên đoạn đường này, phản ứng thường thấy của phụ nữ là nhanh chóng quay đi, đàn ông thì lờ tịt coi như không phải chuyện của mình, chỉ du khách nước ngoài là cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ. Điều này cứ diễn ra thường xuyên thì bộ mặt của thành phố còn đâu là văn minh, lịch sự nửa”, anh Nguyễn Thành Nhân chia sẻ.
Theo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ ban hành, kể từ ngày 1/2/2017, hành vi đi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 1-3 triệu đồng. Tuy nhiên, vì không biết luật hay cố tình vi phạm mà "điểm đen" này thường xuyên xuất hiện tiểu bậy.
Trao đổi về tình trạng người dân tiểu bậy trên tuyến đường Hùng Vương, ông Trần Xuân Điền – Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận 10 cho biết: "Quận sẽ chỉ đạo Đội Quản lý đô thị phối hợp với lực lượng CSGT trong khu vực kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đối với người dân phía chính quyền sẽ tuyên truyền về hành động không hợp văn hóa để người dân nâng cao ý thức".
Một số hình ảnh PV ghi nhận được:
Vô tư tiêu bậy trên vỉa hè, bất chấp nhiều người qua lại (Ảnh: ĐL)
Không chỉ xe máy, tài xế ô tô cũng"xả đập" ngay tại vỉa hè (Ảnh: ĐL)
Gốc cây luôn là điểm lý tưởng của tài xế xe ôm (Ảnh: ĐL)
Vô tư "xả lũ" dưới lòng đường (Ảnh: ĐL)
Bức tường trở thành điểm "thăng hoa" mỗi ngày của nhiều người đi đường (Ảnh: ĐL)
Tình trạng tiểu bậy nơi công cộng tại TP.HCM diễn ra phổ biến (Ảnh: ĐL)
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, trên địa bàn Thành phố có khoảng 208 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó, trên các tuyến đường, công viên, bến xe, chợ có khoảng 155 nhà vệ sinh công cộng. Tại các khu vực, địa điểm thu hút du lịch như: Bảo tàng Di tích lịch sử, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành, chợ Tân Định, Thảo Cầm Viên, bảo tàng Tôn Đức Thắng… có khoảng 53 nhà vệ sinh công cộng. Các nhà vệ sinh công cộng hoạt động theo hình thức có thu phí hoặc không có thu phí, đối tượng phục vụ là khách vãng lai, khách du lịch và người dân trong khu vực. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái