Tháng 3: Thu phí trở lại BOT Cai Lậy, vẫn lo ngại bị phản đối
Kỳ án lạ lùng ở Đắk Lắc: Làm việc tử tế, bỗng dưng nhận án tù / Ngày 24/2: Hai vụ TNGT làm 4 người chết, 1 người bị thương
Sau khi lấy ý kiến, Bộ GTVT đã chọn 2 phương án cho BOT Cai Lậy:
Phương án 1: Giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm.Theo đó, các xe nhóm 1 (4 chỗ) sẽ giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt. Đồng thời mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận.
Đối với thị xã Cai Lậy sẽ áp dụng miễn giảm thêm xã Long Khánh và phường 2. Huyện Cái Bè giảm thêm xã An Cư, xã Mỹ Hội. Miễn phí các loại xe buýt và các loại xe không sử dụng để kinh doanh; giảm 50% cho các loại xe sử dụng để kinh doanh.
Với phương án này, thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm 9 tháng.
Phương án 2:Lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm. Lúc đó, trạm trên quốc lộ 1 sẽ thu 15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến tránh thu 25.000 đồng/lượt với các phương tiện nhóm 1.
Ưu điểm của phương án này là giảm một phần phản ứng của một bộ phận người sử dụng. Tuy nhiên, phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng thêm trạm ở vị trí mới khoảng 90 tỉ đồng, địa phương phải bố trí thêm diện tích giải phóng mặt bằng để làm trạm.
Đồng thời dẫn đến tình trạng xe cộ tập trung đi trên quốc lộ 1 do mức giá trên quốc lộ 1 thấp hơn tuyến tránh, gây ùn tắc, tai nạn giao thông.
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: BOT được giữ nguyên vị trí hiện tại nhưng sẽgiảm tối đa cho các xe thuộc khu vực quanh trạm thu phí Cai Lậy (xe nhóm 1 từ 35.000 đồng/lượt xuống 15.000 đồng/lượt (tương ứng giảm 57%) và mở rộng phạm vi miễn, giảm giá vùng lân cận lên đến 10km.
Việc BOT Cai Lậy dừng thu phí gần một năm, nhà đầu tư lỗ hơn 130 tỷ đồng- ông Nhật cho hay.
Trình bày về việc kiểm soát phương tiện trong diện miễn giảm trong bán kính 10km, ông Phạm Văn Cường - Phó giám đốc Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết: Sẽ thông qua hộ khẩu xác lập danh sách, cấp thẻ miễn giảm cho các đối tượng này.
Về an ninh trật tự, Bộ GTVT "trao" trách nhiệm cho chính quyền địa phương là tỉnh Tiền Giang.
Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) được khởi công năm 2014 với tổng mức đầu tư khoảng 1.389 tỉ đồng do Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang làm chủ đầu tư. Trong đó phần tuyến tránh được đầu tư mới hoàn toàn dài khoảng 12km với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng và phần sửa chữa quốc lộ 1 dài 26,5km, vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng. Thời gian thu phí dự kiến ban đầu 6 năm 5 tháng với mức phí dao động 35.000 đồng - 180.000 đồng tùy từng nhóm xe. Ngày 16/8/2017, trạm đã giảm mức phí xuống còn mức thấp nhất 25.000 đồng và cao nhất 160.000 đồng. Đầu tháng 12/2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm ngưng thu phí cho đến nay. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo