Tháo gỡ nút thắt kết nối để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Lái ô tô rẽ “quên” xi nhan bị phạt tới 5 triệu đồng / Hàng nghìn giáo viên hợp đồng ở Hà Nội thấp thỏm đợi xét tuyển
Nội dung này được đưa ra trong báo cáo Phát triển Việt Nam do Ngân hàng Thế giới vừa công bố sáng nay (15/1). Sự kiện có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Theo báo cáo trên, xuất khẩu Việt Nam 5 năm qua tăng trung bình hơn 14%/năm, gấp 5 lần mức trung bình toàn cầu trong cùng kỳ. Với tỷ lệ thương mại trên GDP gần 200%, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất.
Quang cảnh buổi lễ.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới chỉ ra, hoạt động thương mại của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, nhưng khâu kết nối hiện mới chỉ tập trung ở 12/48 cửa khẩu và 3/4 tổng khối lượng hàng hóa vẫn là vận tải đường bộ. Tắc nghẽn, thiếu đồng đều, năng suất thấp, ô nhiễm, rủi ro biến đổi khí hậu là thách thức nhức nhối trong kết nối đòi hỏi những tính toán cụ thể hơn trong tích hợp chính sách giao thông.
Trong khi đó, tại Việt Nam, 70% dân số là tầng lớp tiêu dùng. Thương mại điện tử dự kiến tăng trưởng 36 lần tới năm 2025. Vì vậy, logistics, hạ tầng giao thông cũng chịu áp lực ngày càng lớn.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, vấn đề đặt ra khi tích hợp một bên là chính sách giao thông và một bên là chính sách kinh tế, đó cũng như câu chuyện con gà - quả trứng, cần làm rõ chính sách nào cần đi trước?
Phó Thủ tướng đánh giá cao nhóm khuyến nghị chính sách 9 điểm cốt lõi của Ngân hàng Thế giới và đề nghị các chuyên gia và cơ quan Chính phủ cần có những phân tích cụ thể hơn nữa để mang lại nhiều hơn giá trị thực tiễn đối với chính sách phát triển quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam