Thủ tướng: Chính sách phòng, chống dịch phải thống nhất toàn quốc
Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch / Bộ Chính trị cảnh cáo, miễn nhiệm chức vụ của bà Nguyễn Thị Kim Tiến
Sáng 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia với Ban Chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố để đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua và bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự họp tại các điểm cầu ở các địa phương có Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các sở, ngành liên quan.
Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc họp này nhằm kiểm điểm, đánh giá lại tình hình sau khi ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 của Nghị quyết và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu: “Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 của Nghị quyết và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế. Tôi đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến từ thực tiễn lãnh đạo từ các địa phương xem những gì chúng ta đã làm được, chưa làm được gì; từ đó phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, đề ra biện pháp bổ sung, điều chỉnh Nghị quyết 128 và Hướng dẫn 4800 để trên cơ sở đó thực hiện tốt hơn thời gian tới, đặc biệt trong quá trình tổ chức thực hiện cần nhất quán trên phạm vi toàn quốc để vừa thực hiện tốt phòng, chống dịch COVID-19, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội an toàn, bền vững thời gian tới đây".
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước, trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 35 tỉnh, thành phố do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch.
Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn. Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.
Về thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung; tổ chức tập huấn cho các địa phương để quán triệt và thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc; yêu cầu các đơn vị, địa phương báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời giải quyết, xử lý; tổ chức các đoàn giám sát liên ngành để hỗ trợ triển khai tại địa phương.
Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Có 49 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông... Trong đó, kế hoạch của 25 tỉnh, thành phố đã quy định các biện pháp hành chính cho 4 cấp độ dịch; kế hoạch của 24 tỉnh, thành phố chỉ có biện pháp hành chính cho cấp độ dịch hiện tại trên địa bàn; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccinephòng COVID-19 tại các địa phương, hiện cả nước đã tiêm được trên 106 triệu liều.
Về sản xuất và lưu lưu thông hàng hóa Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết:"Vấn đề về lưu thông hàng hóa đã có tác động tích cựcrất rõ sau khi Nghị quyết 128 ra đời thì chúng ta không còn cảnhách tắc lưu thông hàng hóa đối với các địa bàn và điều quan trọng làvấn đề về giá cả rấtổn định,đây là nỗ lực của tất cả các địa phương, các bộ, ngành".
Bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra một số vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thời gian qua khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP như: Một số địa phương chưa ban hành kế hoạch thích ứng cho cả 4 cấp độ dịch hoặc chỉ có kế hoạch cho 1 cấp độ dịch hiện tại của địa phương; việc thực hiện xét nghiệm, cách ly đối với người di chuyển về từ các tỉnh có số mắc cao; thời gian cách ly F1 đã tiêm đủ liều vaccinehoặc đã khỏi bệnh...
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận kết luận phiên họp Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128 và Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế, nhìn chung, chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, bước đầu đạt mục tiêu để ra như kiểm soát tỷ lệ tử vong, số điều trị tại bệnh viện và số ca tăng nặng...
Về kinh tế-xã hội, có nhiều khởi sắc, thị trường lao động đang từng bước hồi phục, khắc phục chuỗi đứt gẫy lao động. Cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát. Sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nhịp nhàng. Xuất khẩu tiếp tục tăng, thu hút FDI tăng. Các vấn đề về an sinh xã hội đang được rà soát và khắc phục bất cập. Chúng ta đã ban hành một số chính sách phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, tiếp tục hoàn thiện thể chế để thực hiện đồng bộ toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng biểu dương các địa phương thực hiện sáng tạo, hiệu quả thời gian qua như TP Hồ Chí Minh, An Giang, Hà Nội, Đà Nẵng.
Tuy nhiên, tuần qua, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng; số tử vong, chuyển nặng tăng. Do đó chúng ta phải bám sát tình hình, phân tích. Năng lực y tế cơ sở còn là điểm yếu. Cần nghiên cứu, mổ xẻ, đánh giá, đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ phù hợp, hiệu quả thời gian tới.
Về nguyên nhân hạn chế, Thủ tướng chỉ rõ, vẫn có tư tưởng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác ở các cấp, các ngành, một bộ phận nhân dân, vì tiêm vắc-xin lại cho là an toàn, không thể nhiễm bệnh. Hệ thống y tế dự phòng, cơ sở nhiều nơi chưa đáp ứng tình hình. Việc tiêm chủng, thuốc chữa bệnh có nơi có lúc chậm so yêu cầu đặt ra. Công tác phối hợp giữa các địa phương quản lý người di chuyển còn bất cập, thiết chặt chẽ, gây khó khăn cho người dân, do đó cần rút kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm tất cả vì nhân dân, không để ách tắc, bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát được dịch bệnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Nghị quyết 128, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá có nơi có lúc làm chưa tốt, thiếu quyết liệt.
Về tình hình sắp tới, trên phạm vi cả nước thì vẫn đang kiểm soát được. Nhưng diễn biến có chiều hướng phức tạp, do đó đòi hỏi nắm tình hình dự báo phải sát, tích cực, chính xác hơn để thống nhất nhận thức, chủ trương, biện pháp thực hiện và tổ chức thực hiện tốt.
Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Y tế hướng dẫn, tổng kết, đánh giá đợt dịch thứ 4, tiếp tục hoàn thiện chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 trình các cấp thẩm quyền. Hoàn thiện trước 30/11.
“Các cấp, các ngành tiếp tục góp ý, bổ sung Nghị quyết 128, Quyết định tạm thời, hướng dẫn 4800 để hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy trình. Trong quá trình này phải hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện đồng bộ, thông suốt từ trên xuống dưới. Trước mắt phải thực hiện nghiêm Nghị quyết 128, việc sáng tạo linh hoạt phải báo cáo cấp thẩm quyền, nguyên tắc bảo đảm thống nhất từ T.Ư đến cơ sở, không để mỗi nơi một kiểu, ứng với cấp độ dịch nào phải có biện pháp chính xác về hành chính, quản lý người dân”, Thủ tướng yêu cầu.
Phương châm 5K + thuốc + vaccine, biện pháp điều trị phù hợp, công nghệ cung với biện pháp đông tây y, người dân với chính quyền, chính quyền với doanh, và doanh nghiệpvới người dân. Cần quán triệt sáu sắc, thực hiện nghiêm túc. Triển khai nghiêm túc các quy định sát thực tế, tránh tình trạng đánh giá một kiểu, khi vận dụng lại một kiểu. Phải rất linh hoạt, nắm chắc tình hình, có kịch bản phù hợp.
Có kế hoạch, kịch bản hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương. Các địa phương, cơ quan, đơn vị lên kế hoạch đẩy mạnh tiêm vắc-xin, phấn đấu hoàn thành cơ bản tiêm 2 mũi cho người 18 tuổi trở lên trong năm 2021. Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành, địa phương và Bộ Giáo dục và Đào tạo tiêm vắc-xin cho trẻ em an toàn, phù hợp, hiệu quả để mở lại trường học trở lại.
Bộ Y tế có kế hoạch tăng cường tiêm mũi 3 song song kế hoạch tiêm 2 mũi. Chủ động về thuốc điều trị, thuốc về phải phân bổ ngay, rút gọn về mặt thủ tục hành chính. Hội đồng đạo đức, cấp phép phải phối hợp, Bộ Y tế chỉ đạo việc này thực hiện các công việc liên quan thuốc và vaccine. Cùng với đó thúc đẩy sản xuất vaccinetrong nước trong năm 2022.
Sớm ban hành quy định cách ly phù hợp nhất là người đã tiêm vaccineđủ hai mũi và xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giời. Quy định việc xét nghiệm thế nào và xã hội hoá việc xét nghiệm. Giá kit xét nghiệm đã giảm, phải tính vấn đề này phù hợp tình hình, điều kiện hoàn cảnh của nước ta.
Về an sinh xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát các chính sách đã có, xem cần bổ sung chính sách gì.
Các cơ quan tuyên tuyền tiếp tục nâng cao ý thức của doanh nghiệp, người dân trong phòng, chống dịch, không được hoảng hốt, lo sợ trước các ổ dịch. Chúng ta đã có kinh nghiệm, có thuốc, vaccine. Phải tuyên truyền cho người dân yên tâm. Từng bước bình thường hoá COVID-19 an toàn hiệu quả, hợp lý. Các tỉnh chưa có kế hoạch cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết 128 phải làm sớm trước 30/11. Chính phủ sẽ hoàn thành chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 và báo cáo .
Các bộ ngành căn cứ tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm những quy định đã được ban hành. Nghiên cứu kiện toàn Ban Chỉ đạo phù hợp tình hình.
Về công nghệ, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải ... phối hợp Bộ Công an để sử dụng cơ sở dữ liệu đã có để tạo thuận lợi cho nhân dân.
Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Công an, Bộ Y tế duy định xuất nhập cảnh phù hợp tình hình một cách khoa học, hiệu quả và hợp lý.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải đẩy mạnh phòng, chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế-xã hội, vừa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. Các cấp, các ngành, địa phương phải chủ động, tích cực. Vaccinephải công khai, minh bạch, chống mọi tiêu cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng