Tin tức - Sự kiện

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ tiếp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng lên gần chạm mức trần cả năm 14%.

Đà Nẵng: Kiểm soát lạm phát có thể xảy ra khi tăng lương cơ sở / Cảnh báo lừa đảo trên mạng xã hội về nhận tiền trợ cấp bảo hiểm y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó hỗ trợ dòng tiền, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp vẫn là một trong những yêu cầu trọng tâm.

Trong tháng 7 này, Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ tiếp hạn mức tăng trưởngtín dụngcho các ngân hàng lên gần chạm mức trần cả năm 14%. Đây là lần hiếm hoi hạn mức tín dụng phân bổ gần hết ngay từ giữa năm, nhằm đẩy nhanh cung ứng vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng rất thấp từ đầu năm tới nay.

Đầu ra tốt dần lên từ đầu tháng 7, Công ty CP Tập đoàn Gỗ Minh Long vừa chốt được đơn hàng xuất khẩu mới vào cuối năm nay và tiếp tục đàm phán cho năm sau. Nhu cầu tăng công suất và cải thiện dây chuyền đã nằm trong kế hoạch, với nhu cầu bổ sung vốn khoảng 70 tỷ đồng. Tuy nhiên kế hoạch này đã tạm hoãn từ đầu năm đến nay do lãi suất cao và sụt giảm đơn hàng.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ nền kinh tế - Ảnh 1.

Đến nay, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm và lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

"Chi phí vốn chiếm khoảng 15% trên tổng các chi phí. Hiện nay vốn đang rất cao, công ty hoạt động chưa thể có hiệu quả được. Tôi nghĩ lãi suất nên giảm 2 - 3% nữa thì sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế tốt hơn", ông Nguyễn Minh Cương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Gỗ Minh Long, cho biết.

Đến cuối tháng 6, dư nợ cho vay toàn hệ thống là 12,4 triệu tỷ đồng, chỉ tăng hơn 4,7% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm 2022, tín dụng đã tăng 8 - 9%, nhiều ngân hàng thậm chí chạm trần hạn mức ngay từ quý II. Như vậy rõ ràng khác với các năm trước, năm nay, ngân hàng còn nhiều dư địa cho vay.

"Tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng của năm 2023 giúp các ngân hàng có room tín dụng một cách chủ động, xây dựng các chương trình cũng như đưa ra các giải pháp, các sản phẩm để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn", bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình, cho hay.

Cũng trong tháng 7 này, nhiều ngân hàng đã thông báo cam kết giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất giảm từ 0,5 - 1,5%/năm nhằm kích cầu tín dụng cuối năm.

 

Đến nay, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm và lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngân hàng tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay, ít nhất là 1,5 - 2%.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm