Thực hành tiếp cận và hòa nhập trong giáo dục sau phổ thông tại Việt Nam
Sinh viên RMIT thắng lớn tại cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN / Diễn đàn quốc tế RMIT hội tụ nhiều diễn giả và lãnh đạo tiên phong trên toàn cầu
Hội thảo được tổ chức dựa trên các quy tắc thực hành tiếp cận và hội nhập,với nhiều loại hình hỗ trợ và dịch vụ dành cho người tham dự với các nhu cầu khác nhau.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó hiệu trưởng (Phụ trách đào tạo) của Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Rick Bennett cho biết, hội thảo cung cấp kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia trong nước và quốc tế.Qua các bài tham luận, tác phẩm nghệ thuật, áp phích thông tin, trưng bày và buổi ra mắt sách, cộng đồng sẽ có cơ hội hiếm có nâng cao hiểu biết về lĩnh vực này.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Theo thống kế cho thấy cứ 25 người ở Việt Nam sẽ có khoảng một người bị khiếm thị, và 15-20% dân số thế giới được cho là gặp khó khăn trong học tập liên quan đến ngôn ngữ (LBLD). Năm 2013, RMIT Việt Nam đã ra mắt Bộ phận Bình đẳng giáo dục và Hỗ trợ người khuyết tật nhằm tạo điều kiện để mọi sinh viên có thể tiếp cận với tài liệu học một cách bình đẳng, không sinh viên nào bị bất lợi và nhằm đem đến một hệ thống bình đẳng cho tất cả mọi người.
Phó hiệu trưởng (Phụ trách đào tạo) của Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Rick Bennett phát biểu tại hội thảo.
Bạn Nguyễn Tuấn Tú, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh (Hệ thống thông tin trong kinh doanh) RMIT Việt Nam là sinh viên khiếm thị đầu tiên theo học tại ngôi trường này. Tú cũng có bài tham luận chia sẻ với đại biểu tham dự hội thảo về hành trình của bạn với RMIT, qua đó thể hiện rõ nét về cam kết và những nỗ lực của trường trong hỗ trợ sinh viên có khiếm khuyết.
Khởi đầu với tư cách sinh viên học tiếng Anh, Tú đã thử dùng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ việc học và gặt hái được nhiều thành công ở nhiều mức độ khác nhau.“Thách thức lớn nhất tôi từng gặp phải là tham gia đầy đủ vào các hoạt động trong lớp và hiểu rõ tài liệu học”, Tú chia sẻ. “Tuy nhiên, ý thức về hoàn cảnh của mình, tôi đã tự thiết lập chiến lược học riêng, cũng như giúp nhiều thầy cô và nhân viên trường biết cách hỗ trợ những sinh viên như tôi một cách thích hợp”.
Ông Đặng Hoài Phúc, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và Công nghệ trợ giúp cho người mù Sao Mai (bên trái) chia sẻ về chương trình hỗ trợ giáo dục ở Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng bàn luận về nhiều chủ đề như tiếp cận và hoà nhập trong giáo dục bậc đại học, tiếng nói và hành trình của sinh viên, truy cập và quản lý kỹ thuật số, chuyển tiếp sang thế giới công việc, dạy theo hướng hòa nhập và thiết kế phổ quát cho học tập, và giới thiệu quy chế đa dạng và hoà nhập cũng như bộ phận bình đẳng Giáo dục tại RMIT.
Qua bài tham luận của ông Đặng Hoài Phúc, Giám đốc Trung tâm Sao Mai dành cho người khiếm thị, khách tham dự được biết thêm về chương trình hỗ trợ giáo dục ở Việt Nam, bàn về những thách thức và khó khăn ngăn cản sinh viên khiếm thị tiếp cận bình đẳng và hiệu quả giáo dục bậc đại học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo