Tin tức - Sự kiện

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 chuyển biến tích cực

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục chuyển biến tích cực.

Tháng 12 này, miền Bắc sẽ đón 5 - 7 đợt không khí lạnh / Hà Nội lên phương án phục vụ nhu cầu di chuyển trong dịp Tết 2020

Mở đầu buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra vào chiều nay (2/12), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng báo cáo một số nội dung về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng của năm 2019.

Các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm lại, hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục chuyển biến tích cực, thuận lợi hơn, các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục đà phát triển, khẳng định những kết quả toàn diện trên các mặt mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội.

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đầu tư.

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đầu tư.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát. CPI tháng 11/2019 tăng 0,96% so với tháng trước do giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao, tuy nhiên, CPI bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Một thông tin đáng chú ý khác là Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tiếp tục hạ 0,5% lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Ngay sau đó, 4 ngân hàng thương mại lớn đã công bố chính sách cho vay mới đối với nhóm khách hàng ưu tiên.

Một số kết quả nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội bao gồm:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục có bước phát triển khá. Năng suất lúa mùa tăng nhẹ; chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh (đàn gia cầm tăng 12%), dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương dần được kiểm soát (có gần 4.600 xã không phát sinh dịch 30 ngày qua); lâm nghiệp phát triển ổn định (sản lượng gỗ khai thác tăng 4,5%); ngành thủy sản tiếp tục giữ đà tăng trưởng khá (sản lượng thủy sản tăng 5,7%, trong đó nuôi trồng tăng 6,4%).

 

- Khu vực công nghiệp giữ mức tăng trưởng khá (IIP tăng 9,3%); ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng cao (sắt, thép tăng 37,5%; xăng, dầu tăng 23,9%; tivi tăng 14,6%; điện thoại thông minh tăng 14,2%; vải dệt tăng 11,7%).

- Thị trường thương mại sôi động, phát triển ổn định, nguồn cung hàng hóa phong phú, đa dạng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng 11,8% (Riêng tháng 11/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%, đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây). Thu hút khách quốc tế tiếp tục tăng mạnh, đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng khá, xuất siêu ở mức cao. Xuất khẩu đạt trên 241 tỷ USD, tăng 7,8%. Khu vực trong nước tăng 18,1%, cao hơn nhiều so với khu vực FDI là 3,8%; tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước chiếm 31% kim ngạch xuất khẩu. Xuất siêu 9,1 tỷ USD. Có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ đà phát triển khá; vốn FDI thực hiện đạt 17,6 tỷ USD, tăng 6,8%; góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47,1%. Cả nước có 126.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và có 36.900 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,7% so với cùng kỳ.

- Đời sống người dân được cải thiện; công tác giải quyết việc làm và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện (số hộ thiếu đói giảm 34,2%, hỗ trợ hộ thiếu đói 3,9 nghìn tấn gạo). Tổ chức tốt Ngày hội đại đoàn kết và các hoạt động tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc và chuỗi hoạt động tôn vinh các thày, cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

 

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội cũng nổi lên một số vấn đề tồn tại, hạn chế sau:

- Giá thịt lợn tăng rất cao, do nguồn cung thiếu hụt (thiếu hụt khoảng 340 nghìn tấn; buôn lậu thịt lợn diễn biến phức tạp) do dịch tả lợn châu Phi (đã tiêu hủy 5,9 triệu con; xuất hiện trục lợi trong hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi).

- Sản xuất công nghiệp tháng Mười Một có dấu hiệu tăng chậm lại (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước); 11 tháng đầu năm chỉ tăng 9,3% thấp hơn mức tăng 10% của năm 2018.

- Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Giải ngân nguồn vốn Trung ương quản lý giảm 15,8%. Sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn, có 27.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 15.800 doanh nghiệp giải thể.

- Xuất khẩu 11 tháng đầu năm tăng 7,8%, có xu hướng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2017 (tăng 22,1%) và 2018 (tăng 14,6%).

 

- Phát sinh nhiều vấn đề xã hội, môi trường, an ninh trật tự mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới, như: giáo dục (sử dụng văn bằng chứng chỉ giả, nhất là trong ngành y tế; cần phải xử lý nghiêm; không có vùng cấm); y tế (an ninh, an toàn trong bệnh viện; dịch sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, có 250.000 ca mắc; xuất hiện một số bệnh lạ, cần phải kiểm soát sớm, can thiệp để tránh lây lan rộng; vấn đề sử dụng thuốc gây tê); an ninh trật tự diễn biến rất phức tạp (tội phạm yếu tố nước ngoài gia tăng; buôn bán ma túy vẫn không giảm; băng nhóm xã hội đen thanh toán bằng vũ khí thô sơ...).

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm