Triển khai nhiều nhiệm vụ chiến lược phát triển Thủ đô
Chủ tịch Hà Nội sẽ đối thoại với tổ chức, cá nhân về lĩnh vực đất đai / Phát triển Thủ đô Hà Nội: Thông minh, hiện đại, bản sắc
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, năm 2023, kinh tế - xã hội năm 2023 của thành phố hoàn thành và vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá. Tổng sản phẩm quốc nội vùng (GRDP) của thành phố đạt 6,27%, cao hơn bình quân chung của cả nước.
Cơ cấu GRDP chuyển biến tích cực, đúng hướng, trong đó, khu vực dịch vụ chiếm 64%, cao hơn tỷ lệ năm 2022 là 63,2%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,91 tỷ USD, tăng 64%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đạt hơn 410 nghìn tỷ đồng, vượt 16,3% dự toán, tăng 23% so với thực hiện năm 2022
Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô. Đó là phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó là điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Dự thảo quy hoạch dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 6 tới.
Hà Nội đang chỉ đạo quyết liệt triển khai khép kín các đường vành đai, các cầu lớn qua sông Hồng, các trục hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị. Đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đường quốc lộ, các dự án liên kết vùng, các dự án trọng điểm của thành phố. Đặc biệt, Hà Nội đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô.
Đồng thời, tiếp tục triển khai nghị quyết của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hóa; nghị quyết về chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch đầu tư về 3 mục tiêu - cải tạo, nâng cấp trường học, y tế và tu bổ các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Triển khai đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án phân cấp, ủy quyền. Triển khai các biện pháp xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai.
Hà Nội cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc như dự án xử lý nước thải, chất thải, xử lý môi trường, dự án nước sạch, chống úng ngập, đường sắt đô thị. Cùng với đó là các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn.
“Hà Nội luôn nỗ lực trở thành điểm sáng thể hiện vai trò dẫn dắt và kết nối. Đặc biệt, với dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc tăng cường liên kết vùng, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc đô thị, phát triển hành lang kinh tế. Từ đó, giúp các địa phương có thể thu hút đầu tư nhờ sự thuận tiện trong giao thông”, ông Dũng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?