Tuyển dụng giáo viên: Không nên quy định cứng trình độ
Lâm Đồng: Ủi đất, "đụng" trúng kho đạn cối / Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về tốc độ già hóa dân số
Giáo viên mầm non không nhất thiết phải có trình độ cao đẳng
Nên coi trình độ đào tạo là điều kiện tuyển dụng giáo viên
Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, các nhà soạn thảo nên chỉnh sửa theo hướng bám sát NQ-29 của Đảng.
Theo đó, một mặt "thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo" như trình độ chuẩn đã được quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005.
Mặt khác, "Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm" như tinh thần NQ-29.
Đồng thời, khuyến khích giảng viên có trình độ trên chuẩn và thay thế dần như tuyển mới người có trình độ theo định hướng NQ-29; tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt chuẩn tích lũy kiến thức theo định hướng của Đảng (không cưỡng ép); khuyến khích vật chất cho giáo viên có trình độ trên chuẩn.
Đặc biệt, nên coi trình độ đào tạo chỉ là điều kiện tuyển dụng giáo viên. Khi luật này có hiệu lực, việc chọn người mới vào ngành giáo dục phải thông qua thi tuyển.
Lý giải về đề xuất trên, Hiệp hội đưa ra nhiều lý do: Trên cơ sở xem xét tình hình giáo dục, trong đó có việc thực hiện trình độ chuẩn hiện hành đối với giáo viên phổ thông, Trung ương Đảng đã chỉ đạo: "Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.
Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm.
Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm".
Hiệp hội cho rằng, rõ ràng tại NQ-29 Trung ương không chỉ đạo giáo viên mầm non phải có trình độ cao đẳng, không quy định cứng trình độ giáo viên tiểu học và THCS phải là trình độ đại học trở lên.
Theo Hiệp hội, hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non rất phong phú. Đối tượng tham gia là người mẹ, người có nhu cầu làm việc ở môi trường giáo dục mầm non với nhiều hình thức (làm thêm, tạm thời, gắn bó lâu dài). Các cơ sở giáo dục mầm non rất đa dạng. Không phải mọi đối tượng, mọi cơ sở giáo dục mầm non đều cần người lao động có trình độ cao đẳng. Nhiều nước trên thế giới cũng vậy.
Bên cạnh đó, từ khi dự thảo trình độ chuẩn mới đối với giáo viên, rất nhiều trường CĐSP là thành viên của Hiệp hội và nhà giáo dục đã phân tâm, lo cho hệ thống CĐSP. 159.934 giáo viên tiểu học (40,36%) và 78.974 giáo viên THCS (25,4%) bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp, trong khi đó, nhiệm vụ thay sách giáo khoa mới đang chờ họ.
"Trình độ chuẩn mới và cách áp dụng cứng nhắc sẽ chất gánh nặng lên vai giáo viên, nhất là 40,36% giáo viên tiểu học và hầu hết giáo viên mầm non" – Hiệp hội nhấn mạnh.
Không nên có Hội đồng trường ở mầm non, phổ thông
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, Luật giáo dục là luật "mẹ", Luật giáo dục đại học và Luật giáo dục nghề nghiệp là luật thành phần. Cho nên cần có những quy định chung về tự chủ chi phối cả ba luật.
Về vấn đề Hội đồng trường, theo Hiệp hội, Hội đồng trường là tổ chức quản trị, là đại diện của chủ sở hữu.
Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập giữ vai trò nòng cốt trong giáo dục phổ thông. Đây là các trường thuộc sở hữu nhà nước, được chỉ huy thống nhất về chương trình phương pháp giáo dục, được bảo đảm các điều kiện cần thiết để hoạt động.
Nhà trường cần bảo đảm nề nếp trong thực hiện nhiệm vụ theo quan hệ dọc (từ Bộ GD&ĐT xuống). Một tổ chức trung gian trên Ban giám hiệu là không cần thiết. Do đó không nên có Hội đồng trường tại các trường mầm non, phổ thông công lập mà nên tăng quyền chủ động và bắt buộc Ban giám hiệu nâng cao trách nhiệm giải trình.
Hoạt động thực tiễn ở đại học cho thấy, cho dù quy định về hội đồng trường đã khoảng 6 năm, nhưng tư tưởng này vẫn đang ở tình trạng "thí điểm" ở 23 trường đại học công lập. Nay lập hội đồng trường ở hàng ngàn trường phổ thông công lập là điều vô cùng nan giải. Do vậy, Hiệp hội đề nghị nghiên cứu lại vấn đề này.
Lương giáo viên phải tương đương lương của lực lượng vũ trang
Về chế độ lương đối với giáo viên, Hiệp hội cho rằng, hiện nay lương của giáo viên không được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương... như NQ - 29 để tạo động lực thu hút người giỏi vào nghề giáo. Do đó, Hiệp hội đề nghị đưa vào luật lương giáo viên phải tương đương lương của lực lượng vũ trang. Bởi vì giáo viên là lực lượng xung kích thực hiện mục tiêu "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" do Hiến pháp quy định. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc