Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp xoài cho Hàn Quốc
Đưa nghệ thuật truyền thống vào trải nghiệm của hành khách tại ga quốc tế sân bay Đà Nẵng / Hà Nội thưởng Tết cao nhất 400 triệu đồng/người
Trong 11 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu 1,7 nghìn tấn xoài sang Hàn Quốc, trị giá 7,4 triệu USD, tăng 19,1% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam hiện nay đạt 4.232,3 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho thấy, việc nhập khẩu xoài (HS 08045020) của Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022 đạt 22.000 tấn, trị giá 95,3 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xoài nhập khẩu bình quân vào Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022 đạt 4.326,2 USD/tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.
Thái Lan và Peru là 2 thị trường cung cấp quả xoài lớn nhất cho Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 81,2% tổng lượng xoài nhập khẩu.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Hàn Quốc là thị trường có dung lượng nhập khẩu trái cây tươi lớn, giá trị hơn 1,6 tỷ USD/năm và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, trái cây tươi của Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn tại thị trường này.
Hàn Quốc là thị trường rất giàu sức mua với thu nhập bình quân đầu người trên 30.000 USD/năm, kim ngạch nhập khẩu khoảng 700 tỷ USD/năm. Do đó, dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu, nhất là trái cây, trong đó có xoài của Việt Nam, sang thị trường Hàn Quốc còn rất lớn.
Ngoài ra, đây là một trong số ít quốc gia đã tham gia ký kết nhiều FTA song phương và đa phương với Việt Nam. Hai nước đã cùng tham gia các FTA như Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 đã mang lại những cơ hội đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam.
Các chuyên gia khuyến cáo, để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Hàn Quốc.
Cùng đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, chủ động vận hành theo cơ chế thị trường; liên kết và có giải pháp tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng phân phối của doanh nghiệp Hàn Quốc. Việc này nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng thế mạnh về thị trường, thương hiệu cũng như kinh nghiệm phát triển trong cạnh tranh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh