Việt Nam sẽ là quốc gia trọng điểm triển khai các dự án phát triển nông nghiệp thông minh
DNVN - Thành tựu của Chương trình biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực Đông Nam Á (CCAFS ĐNA) sẽ thu hút các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế lựa chọn Việt Nam là quốc gia trọng điểm triển khai các dự án về phát triển nông nghiệp bền vững.
Việt Nam chi 350 tỷ đồng chống biến đổi khí hậu / New York chi gần 20 tỉ USD để chống biến đổi khí hậu
Theo thông tin từ Văn phòng quốc gia của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tại Việt Nam, CCAFS tại Đông Nam Á là chương trình 10 năm của hệ thống nghiên cứu nông nghiệp vì phát triển (CGIAR) nhằm hỗ trợ thích ứng và giảm nhẹ tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu và an ninh lương thực với các thực hành, chính sách và biện pháp nông nghiệp thông qua hợp tác chiến lược toàn cầu.
Tại Việt Nam. Chương trình CCAFS Đông Nam Á có đại diện là Văn phòng quốc gia (IRRI) và được thực hiện từ đầu năm 2012 đến nay.
Các hoạt động của chương trình CCAFS Đông Nam Á hướng đến giải quyết đồng thời các thách thức biến đổi khí hậu trong khu vực. Chương trình CCAFS, thông qua phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đã lựa chọn Việt Nam là quốc gia trọng điểm để xây dựng các chiến lược và chương trình nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) và giới thiệu việc nhân rộng các công nghệ và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khi hậu (CSA) tại các Làng Nông thuận thiên (CSV) tại Việt Nam.
Hội nghị Tổng kết Chương trình CCAFS Đông Nam Á ngày 26/10 tại Hà Nội.
Hội nghị Tổng kết Chương trình CCAFS Đông Nam Á ngày 26/10/2021 khẳng định: Trong thời gian gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Chương trình CCAFS đã có nhiều dự án hoạt động ưu tiên được thực hiện cùng với các cơ quan ban ngành cấp trung ương và địa phương.
Cụ thể là các dự án về nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thông minh với khí hậu, dịch vụ thông tin khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính (GHG) trong chăn nuôi và trồng trọt, xây dựng chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu và thành lập các làng nông thuận thiên áp dụng CSA.
Chương trình CCAFS Đông Nam Á đã huy động sự tham gia của nhiều chuyên gia khoa học quốc tế hàng đầu về biến đổi khí hậu để hỗ trợ Bộ NN& PTNT Việt Nam thực hiện các chuyến khảo sát đánh giá tác động ELNino-Dao động Nam (ENSO) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đáng chú ý, căn cứ vào các báo cáo khảo sát đánh giá kỹ thuật, CCAFS đã đưa ra các khuyến nghị theo hướng phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ những khuyến nghị, Cục Trồng trọt đã phối hợp cùng CCAFS xây dựng và ứng dụng bộ bản đồ rủi ro và lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu (CS-MAP) cho 13 tỉnh ĐBSCL để đối phó với xâm nhập mặn trong năm 2019-2020.
Kết quả cho thấy hơn 600.000 hecta xuống giống sớm đã giúp nông dân tránh được các tác động bất lợi của xâm nhập mặn thường xảy ra trong vụ lúa Đông Xuân, giảm thiểu đáng kể các thiệt hại do hiện tượng El-Nino.
CS-MAP là phương pháp tiếp cận có sự tham gia tích hợp kiến thức địa phương và các nghiên cứu dựa trên khoa học để xây dựng bản đồ rủi ro và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Phương pháp CS-MAP được đánh giá hiệu quả, có thể áp dụng nhanh chóng và dễ thực hiện tại các địa phương với chi phí nhỏ, khả năng triển khai nhanh chóng và linh hoạt.
Thông qua phối hợp giữa Chương trình CCAFS và Cục trồng trọt, sáng kiến khoa học CS-MAP đã chứng minh được hiệu quả hỗ trợ trong việc ra quyết định, lập kế hoạch chỉ đạo xuất lúa tại 43 tỉnh thành thuộc 5 vùng sinh thái ĐBSCL, duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ để giải quyết tình trạng thiếu nước tưới và quản lý các hồ chứa cũng như giúp nông dân đối phó với các vấn để hạn hán và xâm nhập mặn. Hiện tại, CS-MAP đã được Cục trồng trọt ứng dụng thí điểm cho sản xuất cây ăn quả ở 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La.
Chương trình CCAFS đã tổ chức tập huấn cho gần 500 lượt cán bộ cấp tính và các cấp huyện của 43 tỉnh thành năng cao năng lực tự tiên khai xây dựng và cập nhật CS-MAP địa phương.
Ngoài ra, CCAFS cũng đã xây dựng bộ ản phẩm về xây dựng bản đồ rủi ro và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu (CS Map) trong sản xuất lúa gồm video và sách hướng dẫn kĩ thuật xây dựng CS Map; tập bản đồ Atlas CS Map cho 5 vùng sinh thái và 45 tỉnh thành. Các bộ ấn phẩm này sẽ được phổ biến và phân phát tới các đơn vị của các tỉnh thành nêu trên. Hiện tại Cục trồng trọt đang phối hợp với chương trình CCAFS xây dựng đề xuất lồng ghép chính sách nhân rộng CS Map vào khung chính sách của Bộ NN&PTNT và kế hoạch hoạt động hàng năm của các Sở NN &PTNT trong cả nước.
Sáng kiến CS-MAP đã được Bộ NN&PTNT công nhận theo Quyết định số 1559/QĐ-BNN-TCCB ngày 7/7/2020 về công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu qua tác dụng cấp Toàn quốc, cấp Bộ của Sáng kiến, Đề tài nghiên cứu khoa học. Và CS-MAP cũng đã được Bộ NN&PTNT lựa chọn là câu chuyện thành công điển hình của quốc gia để báo cáo ở Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức tại Anh vào tháng 11/2021.
Bên cạnh đó, Chương trình CCAFS Đông Nam Á đã nỗ lực hỗ trợ việc hoàn thiện và đệ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định trong lĩnh vực nông nghiệp (AgNDC) của Việt Nam bao gồm việc cung cấp thông tin đầu vào cho các đệ trình Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), Hội đồng Hỗ trợ Tư vấn Khoa học và Công nghệ (SBSTA) của Việt Nam. Gần đây, CCNPS ĐNA có hỗ trợ tài chính và vấn kỹ thuật cho Bộ NN&PTNT trong việc tổ chức các sự kiện đối thoại quốc gia và đối thoại vùng nhằm hỗ trợ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực thực phẩm của Liên hợp quốc (UNFSS) năm 2021.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trao tặng bằng khen cho tiến sĩ Sabine Douxchamps, đại diện cho Chương trình CCAFS tại khu vực ĐNA
Để ghi nhận đóng góp to lớn của chương trình CCAFS ĐNA của cho ngành nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã trao tặng bằng khen cho Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Chương trình CCAFS ĐNA.
Sau gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Chương trình CCAFS Đông Nam Á đã đạt được những kết quả khả quan, mang lại ảnh hưởng và tác động tích cực ở diện rộng tới sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Các thành tựu của Chương trình CCAFS Đông Nam Á sẽ là nền tảng vững chắc để thu hút sự quan tâm và tham gia của các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế thuộc hệ thống OneCGIAR trong việc lựa chọn Việt Nam là quốc gia trọng điểm để triển khai các chương trình dự án khoa học về phát triển nông nghiệp bền vững trong thời gian tới, tăng cường hợp tác hiệu quả với Bộ NN&PTNT”, Văn phòng quốc gia của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tại Việt Nam nhấn mạnh.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Cột tin quảng cáo