Tin tức - Sự kiện

Việt Nam và Pháp hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine

Ngày 26/5, Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) đã trao văn kiện thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của Sanofi tại Nhà máy vaccine và sinh phẩm VNVC.

Trị bệnh lãng phí - Bài 4: 'Khung đỡ' ngăn hoang phí đất đai / Trị bệnh lãng phí - Bài cuối: Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố 'ma'

Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực của hai bên nhằm nâng tầm hợp tác trong các lĩnh vực thiết yếu của thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt là y tế và chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là bước đi quan trọng của ngành y tế Việt Nam nhằm mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ cao cấp, từng bước chủ động để củng cố an ninh y tế quốc gia, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức dịch bệnh trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực y sinh, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Chú thích ảnh
Sáng 26/5/2025, sau hội đàm tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước trao đổi các văn kiện hợp tác song phương. Trong ảnh: Ông Ngô Chí Dũng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Vaccine Việt Nam và bà Zainab Sadat Qayyum, Chủ tịch Sanofi Đông Nam Á - Ấn Độ, trao văn kiện thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vacccine của Sanofi tại Nhà máy vaccine và sinh phẩm VNVC. Ảnh: VNVC

Theo thỏa thuận hợp tác, VNVC và Sanofi sẽ triển khai từng bước chuyển giao công nghệ nhằm sản xuất một số loại vaccine quan trọng của Sanofi được sử dụng số lượng lớn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Sanofi cũng đồng hành cùng VNVC trong việc đào tạo nguồn nhân lực và quản lý chất lượng trong nghiên cứu, sản xuất vaccine.

Phát biểu về ý nghĩa của hợp tác này, ông Ngô Chí Dũng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vaccine Việt Namnhấn mạnh, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho kinh tế tư nhân phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ thì việc hợp tác chuyển giao công nghệ với Sanofi (Pháp) là hợp tác quan trọng, giúp VNVC nói riêng, ngành sản xuất vaccine Việt Nam nói chungnhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất để sản xuất các vaccine “made in Việt Nam" chất lượng cao tương đương thế giới.

Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ cho phép Việt Nam nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại hàng đầu, tối ưu hóa hoạt động nghiên cứu phát triển, kịp thời phục vụ nhu cầu trong nước và đảm bảo vững chắc an ninh y tế quốc gia.

Chú thích ảnh
Vaccine được sản xuất tại Việt Nam đã sẽ giúp nguồn vaccine chất lượng cao được cung ứng đầy đủ và giảm giá thành vaccine cho người dân.

Theo ông NgôChí Dũng, hiện Sanofi đang cung cấp hàng chục triệu liều vaccine chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam như: 6 trong 1 Hexaxim, 4 trong 1 Tetraxim, 3 trong 1 ngừa bạch hầu ho gà uốn ván Adacel, viêm não Nhật Bản Imojev, dại Verorab, viêm màng não do não mô cầu Menactra, viêm gan A Avaxim, cúm tứ giá Vaxigrip Tetra, thương hàn Typhim VI.

Dự kiến khi các vaccine này được sản xuất tại Việt Nam sẽ có nguồn cung ứng dồi dào và giá thành giảm, mang lại cơ hội tiêm chủng đầy đủ, bảo vệ sức khoẻ cho nhiều trẻ em và người lớn.

 

"Việc tiếp cận công nghệ sản xuất vacicne hàng đầu thế giới từ Sanofi, một tập đoàn dược phẩm có hơn 100 năm kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng toàn cầu, sẽ cho phép Việt Nam chủ động sản xuất hàng trăm triệu liều vaccine chất lượng cao mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Việc chủ động sản xuất trong nước sẽ giúp nguồn vaccine chất lượng cao được cung ứng đầy đủ và giảm giá thành vaccine cho người dân, có ý nghĩa rất lớn trong chiến lược bao phủ vaccine, bảo vệ sức khỏe toàn dân, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng sống", ông Ngô Chí Dũng chia sẻ thêm.

Trong tầm nhìn chiến lược về đóng góp cho mục tiêu tự chủ vaccine quốc gia, VNVC đang triển khai xây dựng Nhà máy vaccine và sinh phẩm VNVC hiện đại, quy mô lên đến 26.000 m2 tại tỉnh Long An với khoản đầu tư ban đầu 2.000 tỷ đồng. Nhà máy được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) hiện đại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh châu Âu (EU)và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm