Vĩnh Long: Khánh thành cầu Út Ốm để trẻ em đến lớp thuận tiện
Grab lắp đặt màn chắn chống COVID-19 cho hàng trăm xe GrabCar / Grab Ventures Ignite điều chỉnh thời gian triển khai chương trình
Đây là cây cầu thứ hai thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab hợp tác triển khai với mục tiêu tạo điều kiện cho trẻ em vùng khó khăn có cơ hội đến lớp thuận tiện, an toàn hơn cũng như cải thiện môi trường sống, phát triển xã hội và kinh tế của địa phương. Dự án là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện sứ mệnh Grab vì cộng đồng của Grab tại Việt Nam.
Cầu Út Ốm đã được khánh thành sau 4 tháng thi công với kinh phí 800 triệu đồng. Cùng với cầu Phú Thạnh A (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã được khánh thành vào tháng 01/2020, tính đến nay đã có hai cây cầu trong dự án “Xây cầu đến lớp” được hoàn thành. Tổng kinh phí xây dựng hai cây cầu đã hoàn thành tại tỉnh Vĩnh Long là 1,7 tỷ đồng và được Grab cùng cộng đồng chung tay đóng góp thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Cầu Út Ốm tại ấp Phước Thới B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Cũng trong khuôn khổ dự án “Xây cầu đến lớp”, ba cây cầu kiên cố khác ở tỉnh Tiền Giang và Hà Giang cũng đang trong quá trình xây dựng. Với mục tiêu xây dựng 5 cây cầu ở các vùng khó khăn, dự án “Xây cầu đến lớp” sẽ giúp cải thiện điều kiện đến lớp của hơn 1.000 trẻ em, cũng như giúp người dân địa phương dễ dàng hơn trong việc tham gia giao thông, nhất là trong mùa mưa, lũ.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án “Xây cầu đến lớp” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab Việt Nam phối hợp thực hiện đã nhận được sự ủng hộ hơn 4,2 tỷ đồngtừ người dùng Grab. Ngoài hình thức ủng hộ bằng điểm thưởng GrabRewards, từ hôm nay, người dùng Grab có thểđóng góp trực tiếp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam qua ví Moca trên ứng dụng Grab.
Cụ thể, người dùng vào widget “Cùng Grab Chung Tay” ngay trên màn hình chính của ứng dụng Grab, chọn hình thức “Đóng góp ngay” qua ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab, sau đó nhập số tiền đóng góp tối thiểu là 500 đồng/giao dịch.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là quỹ của Nhà nước được thành lập từ ngày 4/5/1992 theo Luật BVCS&GDTE (Nay sửa đổi là Luật Trẻ em), Theo Điều 95, “Quỹ BTTEVN có chức năng vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của NSNN trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được nhà nước ưu tiên”.
Quỹ BTTEVN có Hội đồng Bảo trợ, hiện nay do bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN là Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ và 20 thành viên là những chính khách, người có uy tín, vị thế cao trong xã hội, là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nghiệp lớn… Trải qua gần 28 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động được hơn 6.800 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 32 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc, trong đó riêng Quỹ BTTEVN với phương châm hoạt động “Tận tâm - Minh bạch - Kịp thời - Cùng tham gia”, đã vận động được hơn 1.250 tỷ đồng cùng hàng trăm ngàn tấn hàng hóa hiện vật để hỗ trợ cho trên 7,1 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước