“Bàn” giải pháp nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành xoài
Đồng Tháp: Bị hành khách giật vô lăng, tài xế mất lái lao xe xuống mương / Năm 2023, Đồng Tháp đặt mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 13.400 người
Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Lễ hội xoài Đồng Tháp năm 2023, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng xoài” nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển ngành hàng xoài theo hướng xây dựng chuỗi bền vững, tận dụng tối đa những giá trị mang lại từ trái xoài cho người sản xuất, kinh doanh.
Xoài là cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao.
Báo cáo tại hội thảo, ông Lê Quốc Điền - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp có khoảng 14.000 ha diện tích trồng xoài, đa số các nhà vườn từng bước sử dụng phân hữu cơ và đều bao trái để giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như ứng dụng tốt trong ra hoa rải vụ nên hầu như quanh năm xoài đều cho trái. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đã có khoảng 8.228 ha xoài đăng ký mã số vùng trồng với 296 mã số; 9 cơ sở đóng gói trên địa bàn đã đăng ký mã số cơ sở đóng gói; 33 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận VietGAP trên cây xoài, với diện tích 353 ha.
“Hiện nay, xoài Đồng Tháp đã xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga và Singapore. Trong năm qua, giá trị xuất khẩu của ngành hàng xoài của Đồng Tháp ước đạt hơn 2.680 tỷ đồng”, ông Điền nói.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cho biết, hiện nay diện tích đăng ký mã số vùng trồng của Đồng Tháp không ngừng tăng và những mã vùng trồng này sẽ được địa phương chia sẻ với doanh nghiệp trong thời gian tới để giúp doanh nghiệp cùng với địa phương nâng cao chất lượng, thương hiệu, giá trị của ngành hàng xoài. Đồng thời, các doanh nghiệp khi sử dụng mã số vùng trồng cần sử dụng minh bạch và có trách nhiệm.
“Những mã số vùng trồng này được doanh nghiệp sử dụng trong thời gian tới, có thể giúp cho ngành hàng xoài Đồng Tháp phát triển, tiêu thụ nhiều hơn, với quan điểm rõ ràng là sử dụng mã vùng trồng một cách minh bạch, có trách nhiệm và không vi phạm pháp luật”, ông Thiện nhấn mạnh.
Tại hội thảo, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, Tập đoàn Mỹ Lan, UBND huyện Cao Lãnh và Hợp tác xã xoài Mỹ Xương ký kết ghi nhớ hợp tác xây dựng chuyển đổi số gắn với truy xuất nguồn gốc chuỗi ngành hàng xoài.
Nhận định về ngành xoài Đồng Tháp, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt - Bộ NN&PTNT cho biết, diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây xoài từng bước được nâng cao, góp phần gia tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực thì ngành hàng xoài Việt Nam cũng đang phải đối mặt những khó khăn từ tác động của biến đổi khí hậu, sâu bệnh ảnh hưởng năng suất, sản lượng và chất lượng xoài.
Ông Tùng cho rằng, để phát triển bền vững ngành hàng xoài Việt Nam, các địa phương cần rà soát, quy hoạch sản xuất tập chung, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi; cải tạo, trồng mới các vùng sản xuất xoài già cỗi, kém hiệu quả bằng giống mới có năng suất, chất lượng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, xuất khẩu xoài. Đồng thời, các địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ để xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tại hội thảo, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) thực hiện bàn giao bộ tài liệu “Quy trình thao tác chuẩn cho chuỗi cung ứng xoài phục vụ xuất khẩu” cho Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, lãnh đạo Sở này cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Lan, UBND huyện Cao Lãnh và Hợp tác xã xoài Mỹ Xương tiến hành ký kết ghi nhớ hợp tác xây dựng chuyển đổi số gắn với truy xuất nguồn gốc chuỗi ngành hàng xoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại