Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2019: Hội thi vẽ trang trí trâu
Kẹt xe gần 7 giờ trong buổi Khai mạc Hội xuân Núi Bà Đen / Đĩa trứng xào cà chua giá 500 ngàn, "mất mặt" ngành du lịch Khánh Hòa
Ông Lê Minh Sơn, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn cho biết, từ năm 2009, tỉnh Hà Nam tổ chức phục dựng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được duy trì ngay từ năm 2009 đến nay.

Trâu được chọn từ các thôn, xóm trong vùng để các họa sĩ trang trí thể hiện ý tưởng sáng tạo nghệ thuật trên mình trâu.
Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đã tạo nên nét văn hóa riêng, độc đáo, khẳng định nét đặc sắc của lễ hội của vùng đất Đọi Sơn, tạo được ấn tượng cho du khách,thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia hưởng ứng và được nhân dân đánh giá cao”.
Theo tương truyền, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân xuống đồng cày ruộng vào đầu Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng bá quan văn võ cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc. Từ đó, những thửa ruộng này còn được gọi là "kim ngân điền," người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc.Hàng năm cứ vào đầu Xuân năm mới, các triều đại nối tiếp nhau đều long trọng cử hành nghi lễ Tịch điền để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những chú trâu đạt giải sẽ tham gia nghi thức xuống đồngcày Tịch điền vào ngày 11/2 (tức mồng 7 tháng Giêng).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Khai mạc lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025
Sân bay Đà Nẵng tiên phong ứng dụng mô hình nhà ga thông minh
Cần Thơ: Sẽ trình diễn bánh chưng, bánh xèo 'siêu to khổng lồ' tại lễ hội bánh dân gian
Trường Đại học Trà Vinh có thêm 4 chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA
Gần 800 du khách đến Bình Định bằng tàu hoả miễn phí

Trình UNESCO vinh danh di sản võ cổ truyền Bình Định