Tin tức - Sự kiện

"Nới lỏng" điều kiện nhập hộ khẩu - Được gì và mất gì?

Từ ngày 01/7 năm nay, ước mơ có hộ khẩu Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh của nhiều người dân ngoại tỉnh đã không còn xa vời.

Điểm chuẩn Trường ĐH Giao thông vận tải theo hình thức xét học bạ 2021 / Bản tin Covid-19 trưa ngày 3/7: Thêm 330 ca mắc mới

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Luật Cư trú 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua. Có nhiều điểm mới về việc đăng ký thường trú, tạm trú…, trong đó, một điểm rất được người dân quan tâm là bỏ điều kiện riêng khi nhập hộ khẩu vào các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Đây cũng là câu chuyện "râm ran" cộng đồng mạng suốt hai ngày qua.

Trước đây, việc có hộ khẩu Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh là "mơ ước" của nhiều người dân ngoại tỉnh, bởi vì, ngoài việc có chỗ ở hợp pháp thì phải có thời gian tạm trú từ 1-2 năm, riêng Hà Nội phải lên đến 3 năm.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7 năm nay, "ước mơ" này đã không còn xa vời, khi điều kiện nhập hộ khẩu tại 63 tỉnh thành trên cả nước là như nhau: công dân chỉ cần có chỗ ở hợp pháp là có thể đăng ký thường trú. Không có yêu cầu về thời gian. Điểm mới này đang nhận được nhiều sự ủng hộ, bởi hiện có tới khoảng 3,5 triệu người đang tạm trú tại các thành phố trực thuộc trung ương.

Nới lỏng điều kiện nhập hộ khẩu - Được gì và mất gì? - Ảnh 1.

Cộng đồng mạng đã có những bình luận:

 

"Giờ trở thành công dân Thủ đô dễ dàng hơn rồi!"

"Đa số cần đến thường trú là để cho con cháu đi học hành, một trong muôn vàn nỗi khổ đó là nếu không có HKTT thì không thể cho bé học trường đúng tuyến được".

"Được thế này thì hay quá! Nhiều người đi học xong, sống và làm việc ở TP hơn 10 năm, đóng thuế TNCN ở TP nhưng mua cái xe máy phải về quê đăng ký".

Như vậy, với quy định mới, người dân sẽ dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính tại nơi mình đang ở mà không cần về quê. Theo thống kê, năm 2017 có khoảng gần 40 thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu; đến năm 2020, vẫn còn khoảng 25 thủ tục buộc phải có sổ hộ khẩu như khai sinh, làm lý lịch tư pháp… Tuy nhiên, thuận lợi của người này lại là khó khăn với người kia.

Nới lỏng điều kiện nhập hộ khẩu - Được gì và mất gì? - Ảnh 2.

Các chuyên gia cho rằng: việc "siết" điều kiện nhập hộ khẩu thành phố như trước đây chỉ giảm được nhập khẩu, chứ không giảm được nhập cư. Để giảm sức ép dân cư ở thành phố, biện pháp tốt nhất vẫn là quy hoạch đô thị thật tốt như xây dựng các đô thị vệ tinh.

 

Nới lỏng điều kiện nhập hộ khẩu - Được gì và mất gì? - Ảnh 3.

Người dân có quyền đến những nơi có nhu cầu lao động phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của họ. Ở chiều ngược lại, việc "hút" các lao động có trình độ cao cũng sẽ mang về các nguồn lực chất lượng, đóng góp cho sự phát triển của các thành phố lớn. Chưa kể, thị trường bất động sản tại các khu vực này chắc chắn sẽ sôi động hơn trong thời gian tới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm