10 tháng: Chi hơn 31.000 tỷ đồng cho phòng, chống dịch COVID-19
ĐBQH đề nghị tổ chức Quốc tang cho người tử vong vì COVID-19 / Sóc Trăng: huyện Cù Lao Dung chủ động ứng phó triều cường
NSNN đã chi 31,55 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch - Ảnh:VGP/Nhật Bắc. |
Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 10 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cả ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ước tính đến hết tháng 10/2021, NSNN đã chi 31,55 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và 19,22 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong đó, Trung ương đã chi 24,88 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 18,13 nghìn tỷ đồng từ dự phòng NSTW năm 2021 để mua vaccine và chi cho công tác phòng, chống dịch (bổ sung cho Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hỗ trợ các địa phương); mua gạo dự trữ quốc gia xuất cấp cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 và hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; chi 6,337 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi NSTW năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế mua vaccine; chi 413 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2019 hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.
Còn các địa phương đã chi từ NSĐP là 25,89 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Tính đến hết tháng 10, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất 7,94 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine; xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch; xuất cấp 137,09 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia cho 31 địa phương để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, giải ngân vốn đầu tư phát triển 10 tháng năm 2021 đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 67,25%).
Trong đó, vốn trong nước đạt 60,89%, vốn nước ngoài đạt 15,29% kế hoạch. Có 7 bộ và 20 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 65%; 32/50 bộ và 21/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 50%.
Ở chiều ngược lại, theo cập nhật trên hệ thống Thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), số thu NSNN 10 tháng đạt 1.224,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% dự toán (NSTW đạt 87% dự toán; NSĐP đạt 96,7% dự toán).
Bộ Tài chính cho biết, do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối NSNN 10 tháng có thặng dư; trong đó, cân đối NSTW bội chi, NSĐP có thặng dư lớn.
Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ Nhà nước, vừa bảo đảm nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn và góp phần định hướng sự phát triển của thị trường, cơ cấu lại nợ công.
Lũy kế đến ngày 28/10 đã thực hiện phát hành được 253,86 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,34 năm, lãi suất bình quân 2,27%/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen