Tin tức - Sự kiện

14/14 ca mắc dại tử vong tại khu vực Tây Nguyên

4/5 tỉnh khu vực Tây Nguyên ghi nhận 14 ca mắc dại, tất cả các trường hợp mắc bệnh đều tử vong.

Thủ tướng: Cần sớm hoàn thành việc bàn giao mặt bằng dự án sân bay Long Thành / Mưa lớn kéo dài hết ngày 22/7, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất rất cao ở vùng núi

6 tháng đầu năm 2020, khu vực Tây Nguyên ghi nhận 14 ca mắc và 14 ca tử vong do dại, cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 5 ca mắc, 5 ca tử vong. Trong đó, Đắk Lắk 5 ca, Đắk Nông 3 ca, Gia Lai 5 ca, Kon Tum 1 ca. Toàn khu vực đã thực hiện tiêm 5.645 lượt vaccine phòng dại và 677 lượt huyết thanh kháng dại.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bệnh dại do Rhabdovirus, là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thường là nước bọt bị nhiễm. Về mặt lý thuyết, sự lây truyền từ người bệnh sang người lành có thể xảy ra thông qua nước dãi của người bị bệnh có chứa virus dại. Nhưng trên thực tế, chưa có tài liệu nào ghi nhận.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải tiềm vaccine dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn từ các nước nhiệt đới.

Tại Đông Nam Á, hàng năm, tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96 - 97%, sau đó là mèo 3 - 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc...) chưa phát hiện được.

Việc điều trị dự phòng bằng vaccine phòng dại cho người bị chó cắn đúng và đủ, liều là vô cùng quan trọng. Việc chỉ định tiêm vaccine hay kháng huyết thanh theo hướng dẫn của Bộ Y tế cần căn cứ vào tình trạng con vật cắn và mức độ của vết cắn. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm phòng hay không? Trong trường hợp con vật không thể theo dõi hoặc con vật chết cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt, có thể phải tiêm kết hợp kháng huyết thanh và vaccine; trường hợp con vật còn sống, theo dõi được có thể không tiêm hoặc hoãn tiêm.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm