Tin tức - Sự kiện

Mưa lớn kéo dài hết ngày 22/7, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất rất cao ở vùng núi

Theo dự báo, các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn tiếp tục có mưa to đến rất to, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ khẩu Hà Nội / Phát hiện 6 mức độ khác nhau của người mắc COVID-19

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo dự báo, đợt mưa lớn ở khu vực vùng núi Bắc Bộ sẽ kéo dài hết ngày 22/7. Trong đó, các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn tiếp tục có mưa to đến rất to. Thời gian mưa lớn thường tập trung về đêm và sáng.

Khả năng xuất hiện một đợt lũ trên thượng lưu sông Hồng - sông Thái Bình. Đỉnh lũ thượng lưu sông Lô có khả năng đạt mức báo động 2 đến báo động 3, hạ lưu xấp xỉ báo động 1. Thượng lưu sông Thao và sông Chảy ở mức báo động 1.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ ở vùng núi, đặc biệt tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Mưa lớn kéo dài hết ngày 22/7, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất rất cao ở vùng núi - Ảnh 1.

Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lớn, giảm thiểu thiệt hại, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu:

 

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; triển khai ngay các lực lượng cứu hộ, di dời dân vùng bị ngập sâu; chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn; triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh cần thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên, ven sông, suối; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh cần tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thủy điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh cần chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, xã và các phương tiện thông tin của địa phương tăng cường thông tin về mưa lũ và các biện pháp phòng tránh đến được người dân tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; triển khai đầy đủ các nội dung tại văn bản số 4793/BNN-PCTT ngày 18/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các nội dung triển khai sau Hội nghị Phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm