Tin tức - Sự kiện

4 chính sách nổi bật về y tế, giáo dục có hiệu lực từ ngày 21 đến 31/01

(DNVN) - Từ ngày 21 đến 31/01 tới, 4 chính sách nổi bật về y tế và giáo dục dưới đây sẽ chính thức có hiệu lực.

Phân luồng hành khách từ xa để giảm tải nhà ga Nội Bài / Hà Nội có 64 chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

1. Mức hỗ trợ với người tham gia chống Pháp, chống Mỹ đang ở nước ngoài
Thông tư 170/2018/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 102/2018/NĐ-CP về chế độ hỗ trợ và đãi ngộ khác cho người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.
Theo đó, người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 102 được hưởng các chế độ và mức hưởng như sau:
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo KTĐT)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo KTĐT)

Có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống, được hưởng hỗ trợ 4.000.000 đồng.
Có trên 2 năm công tác thực tế thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng, mức hỗ trợ được tính theo công thức sau:
Mức hỗ trợ = 4.000.000 đồng + [(số năm được hưởng - 2 năm) x 1.500.000 đồng].
Nếu từ trần kể từ ngày 05/9/2018 trở đi thì mức hỗ trợ được thực hiện như 02 trường hợp trên.
Trường hợp đã từ trần trước ngày 05/9/2018 thì thân nhân đối tượng tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 102 được hỗ trợ 6.000.000 đồng.
Thông tư 170/2018/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/2019.
2. Thời gian cán bộ ngành y tế nghỉ thai sản được tính xét thi đua
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế, có hiệu lực từ ngày 21/01/2019.
Theo đó, thời gian lao động nữ ngành y tế nghỉ thai sản theo quy định được tính là thời gian công tác làm căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Bên cạnh đó, thời gian nghỉ, điều trị, điều dưỡng của các đối tượng sau cũng được tính để xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng:
Người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản;
Người phục vụ chiến đấu bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
Thông tư cũng đồng thời xác định không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng hoặc bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
3. Giáo dục chính trị là môn bắt buộc trong chương trình cao đẳng
Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH về Chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Theo đó, Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
Tổng thời gian môn học là 75 giờ (lý thuyết: 41 giờ; thảo luận: 29 giờ; kiểm tra: 05 giờ).
Chương trình học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng;... góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 21/01/2019.
4. Hướng dẫn đóng gói mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm
Đây là nội dung quan trọng tại Thông tư 40/2018/TT-BYT về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo đóng gói 3 lớp bao gồm:
Lớp thứ nhất (ống đựng bệnh phẩm) phải đảm bảo kín, nắp lọ/ống phải được gắn chặt bằng băng dính, giấy parafin hoặc kẹp để chống rò rỉ, nếu ống đựng bệnh phẩm làm bằng thủy tinh thì phải có biện pháp đóng gói bổ sung để tránh vỡ;
Lớp thứ hai (hộp, túi đựng ống bệnh phẩm): Phải bảo đảm không rò rỉ, không thấm nước; đảm bảo lớp thứ nhất không bị nghiêng đổ; Giữa lớp thứ nhất và lớp thứ hai phải có vật liệu mềm chống va đập, nếu mẫu bệnh phẩm là dung dịch thì phải bổ sung vật liệu thấm đủ để thấm hút dung dịch mẫu bệnh phẩm trong trường hợp đổ vỡ;...
Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng): làm bằng vật liệu cứng, kích thước bên ngoài tối thiểu mỗi chiều là 10 cm.
Thông tư 40/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 25/01/2019.
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm