6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7
5 khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc / Đà Nẵng: Hơn 50.000 lượt xe vi phạm về truyền dữ liệu giám sát hành trình, thời gian lái xe
Ảnh minh họa.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, với mức tăng 6%, áp dụng từ ngày 1/7.
Theo đó, mức điều chỉnh cụ thể như sau: Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Cụ thể, Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 quy định tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Khi điều chỉnh tăng 6%, mức lương tối thiểu sẽ tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Đồng thời, người lao động sẽ được tăng tiền lương ngừng việc theo quy định Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019, trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động... với mức tiền lương nghỉ việc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Khi người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động cũng được tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, vì theo các quy định pháp luật hiện hành, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Bên cạnh đó, người lao động được tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Theo Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh