Tin tức - Sự kiện

An Giang: Phê duyệt đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước

DNVN - Mục tiêu chung của đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang trong năm 2022”, nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước.

Đà Nẵng: Tận dụng các cụm trang trí linh vật tại đường hoa xuân tặng trường mầm non vùng xa / Cà Mau: Phát hiện quả bom nặng 250kg

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký quyết định phê duyệt Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang".

Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ hành chính, hướng tới nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức.

Mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng bộ tiêu chí, nội dung khảo sát dùng để xác định mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Triển khai việc khảo sát và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (gọi tắt là Chỉ số hài lòng về hành chính) trên địa bàn tỉnh.

n

Trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh An Giang có 873 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 909 đơn vị trực thuộc.

Trên cơ sở kết quả Chỉ số hài lòng về hành chính, các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để cải thiện chất lượng phục vụ; đề xuất sáng kiến cải cách hành chính để từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.

UBND tỉnh yêu cầu phương pháp đo lường sự hài lòng phải đảm bảo tính khoa học, thống nhất, khả thi, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình thực tế của tỉnh. Các tiêu chí khảo sát dùng để đo lường sự hài lòng được xác định với số lượng, nội dung đảm bảo phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh.

Trong đó các câu hỏi điều tra, khảo sát phù hợp với hệ thống tiêu chí đánh giá, dễ hiểu, dễ trả lời; phù hợp với trình độ dân trí. Kết quả đo lường sự hài lòng phải đảm bảo tính tin cậy, chính xác, đại diện; giúp các cơ quan hành chính nhà nước xác định được những tồn tại, hạn chế trong cung ứng dịch vụ hành chính công để có giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ; nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức. Kết quả đo lường sự hài lòng được công bố công khai, rộng rãi. Phạm vi khảo sát là đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể các đối tượng áp dụng, xếp hạng Chỉ số hài lòng về hành chính gồm các sở, ban ngành: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

 

Các yếu tố đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công, với tổng cộng 16 tiêu chí như:

Tiếp cận dịch vụ: Trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính có biển hiệu, hướng dẫn rõ ràng, dễ thấy. Trang thiết bị phục vụ quá trình giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ, tiện nghi.

Thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ, đúng quy định. Thành phần hồ sơ phải nộp; mức phí, lệ phí phải nộp; thời hạn giải quyết thủ tục hành chính phải đúng quy định pháp luật hiện hành.

Công chức: Công chức có thái độ giao tiếp lịch sự và giải đáp đầy đủ các ý kiến khi cá nhân, tổ chức nêu ý kiến thắc mắc. Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ đầy đủ, dễ hiểu, một lần là có thể hoàn thiện hồ sơ và giải quyết công việc theo đúng quy định pháp luật.

Kết quả dịch vụ: Kết quả giải quyết hồ sơ là phù hợp với quy định và có thông tin đầy đủ, chính xác.

 

Tiếp nhận và giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị: Cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị. Người dân, tổ chức dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị. Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị. Cơ quan phải thông báo kịp thời kết quả xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức …

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm