Áp dụng công nghệ tiên tiến để cảnh báo sớm, giảm thiểu thiên tai
Kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu - Bài cuối: Kinh nghiệm quy hoạch Tokyo sau động đất / Du lịch và thương hiệu nông sản - Bài 1: Sen hồng, dừa xanh thành sản phẩm kinh tế du lịch
Sau bão, mưa lớn thường xảy ra những vụ lũ quét, sạt lở đất, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân. Vậy, các địa phương đang gặp những khó khăn như thế nào trong công tác cảnh báo sớm thiên tai, thưa ông?
Hàng năm cứ đến mùa mưa bão, các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi Việt Nam thường hứng chịu hậu quả của các tai biến địa chất, như sạt lở đất,lũ quét, lũ bùn đá, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Hiện nay, để cảnh báo thiên tai, ngành khí tượng vẫn đang sử dụng các bản đồ cảnh báo nguy cơ do các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng. Đây là giải pháp căn cơ, có tác động lâu dài, phục vụ quy hoạch lãnh thổ bền vững, xây dựng các chiến lược phòng chống thiên tai, các kịch bản ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Đến nay, Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai ở tỷ lệ nhỏ (cả nước) và tỷ lệ trung bình (các tỉnh). Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có khả năng xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau. Nhưng, để cảnh báo sớm thiên tai vẫn gặp nhiều khó khăn như: Bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai chưa dự báo, cảnh bảođược thời gian khi nào xảy ra, các bản đồ đánh giá nguy cơ thiên tai mới ởtỷ lệ nhỏ và vừa 1:1.000.000,1:500.000hoặc 1:250.000, có nghĩa 1 cm trên bản đồ tương đương 10 km, 5 km hoặc 2,5 km ở hiện trường.
Do vậy, trên những bản đồ này không thể hiện được những mái dốc, những sông suối có nguy cơ sạt lở hoặc lũ quét khi mưa xuống để địa phương cảnh giác; chưa thể chủ động dự báo các đợt mưa lớn kéo dài,thời gian mưa và lượng mưa gây sạt lở đất, lũ quét ở từng khu vực cụ thể... gây bất ngờ và bị động cho địa phương.
Bên cạnh đó, các phương pháp và công nghệ tiên tiến nhằm cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá đạt kết quả cao, nhưng thường có tác dụng tốt ở quy mô hẹp, không thể lắp đặt đại trà trên diện rộng, bởi vì khu vực miền núi Việt Nam tồn tại vô vàn mái dốc, sườn núi có nguy cơ sạt lở; không đủ kinh phí và nhân lực thực hiện công việc này.
Mặt khác, ở nhiều nơi không có sóng điện thoại di động, không có internet, không có hệ thống điện,công tác truyền tín hiệu về trung phân tích cảnh báo không thể thựchiện được. Vấn đề cảnh báo sớm thiên tai do có cơ chế hình thành phức tạp, gồm nhiều thành phần tham gia và thường xảy ra nhanh, bất ngờ, nên việc cảnh báo sớm không dễ thực hiện...
Vậynhững giải pháp công nghệ nào có thể làm tốt hơn các hoạt động phòng ngừacũng như công tác cảnh báo sớm, giúp giảm thiểu hậu quả thiên tai không, thưa ông?
Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các cơ quan liên quan nên áp dụng tổng thể các giải pháp và công nghệ tiên tiến, phù hợp trong công tác cảnh báo sớm và phòng ngừa thiên tai; cần khẩn trương nghiên cứu và xây dựng các bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá ở các khu vực miền núi Việt Nam ở tỷ lệ lớn 1:5.000 hoặc 1:10.000. Trên bản đồ này sẽ chỉ ra được từng mái dốc, từng sông suối có nguy cơ xảy ra thiên tai. Dựa vào đó có thể lựa chọn các vị trí thích hợp để lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm thiên tai. Đồng thời, cần thiết xây dựng và ban hành quy định về quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở đất,lũ quét ở các tỉnh miền núi.
Giải pháp hiệu quả và kinh tế trong phòng tránh thiên tai là quy hoạch không gian sống an toàn cho các cụm dân cư miền núi. Ví dụ, đối với thiên tai sạt lở: Nên quy hoạch lựa chọn vị tríxây dựng các khu dân cư cách xa ảnh hưởng của mái dốc. Nếu khu dân cư bắt buộc sống gần mái dốc, mái dốc cần được gia cố bằng tường chắn kiên cố và lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm thiên tai sạt lở.
Đối với thiên tai lũ quét, lũ bùn đá: Lựa chọn vị trí xây dựng đảm bảo dòng chảy không hướng thẳng vào khu dân cư. Ở đó, có thể xây dựng công trình bảo vệ bờ, dải đất bên bờ thấp không xây dựng, tận dụng làm quỹ đất để sản xuất canh tác và tạo không gian thoát lũ, nhằm giảm năng lượng dòng lũ khi thiên tai xảy ra.
Các địa phương nhất là các địa phương miền núi cần xây dựng các kịch bản kịch bản rủi ro thiên tai đến cấp thôn bản, trong đó chỉ ra hướng rủi ro thiên tai đến, hướng thoát hiểm và phương án tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân sống ở miền núi hiểu được mức độ nguy hiểm của thiên tai, hướng dẫn những kỹ năng ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Trân trọng cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo