Tin tức - Sự kiện

Bệnh viện thiếu thuốc bảo hiểm y tế: Người bệnh phải tự mua

Tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện, cơ sở y tế công lập khiến người dân phải tự bỏ tiền túi ra mua. Thực trạng đang diễn ra tại Quảng Nam.

Xe giường nằm “bay” xuống ruộng, 29 hành khách may mắn thoát chết / Dự báo thời tiết 13/9: Bão chồng siêu bão, Bắc Bộ hứng mưa to

Tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện, cơ sở y tế công lập khiến người dân phải tự bỏ tiền túi ra mua. Thực trạng đang diễn ra tại Quảng Nam.

Nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam bức xúc khi không được nhận một số loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BHYT. Theo lãnh đạo bệnh viện này, tình trạng thiếu thuốc BHYT của bệnh viện xảy ra khoảng nửa tháng nay, hầu hết loại thuốc đều thiếu, trong đó có cả thuốc cấp cứu. Bệnh viện chỉ chi tiền mua thuốc cấp cứu, còn các loại thuốc khác bệnh nhân phải bỏ tiền ra mua. Lãnh đạo bệnh viện này cũng cho hay, đến hết tháng 6/ 2018 đơn vị đã dùng gần hết số thuốc đấu thầu theo kế hoạch. Tuy nhiên, đến nay việc đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện vẫn chưa được Sở Y tế thực hiện xong.

BVÐK tỉnh Quảng Nam - nơi đang xảy ra tình trạng thiếu thuốc BHYT. Ảnh H. Văn

BVÐK tỉnh Quảng Nam - nơi đang xảy ra tình trạng thiếu thuốc BHYT. Ảnh H. Văn.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bác sỹ Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho rằng, thực trạng thiếu thuốc BHYT tại một số bệnh viện, cơ sở y tế công có nhiều nguyên nhân, trong đó có phần do đấu thầu thuốc chậm. Ngoài ra còn có nguyên nhân do bệnh viện xây dựng kế hoạch không được sát và nguyên nhân trong vấn đề điều chỉnh thuốc dùng ở các đơn vị. Theo quy định, khi xây dựng kế hoạch thì đơn vị đó có quyền mua được 120% so với kế hoạch. Cũng có nguyên nhân khách quan do số lượng bệnh nhân tăng mạnh…

Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam giải thích, kết quả đấu thầu thuốc chậm 2 tháng so với kế hoạch, do công tác đấu thầu gặp những trở ngại về việc thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên, theo ông Hai, việc đấu thầu thuốc chậm cũng đã được tiên lượng, và Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị mua thuốc để sử dụng trong tháng 7 và tháng 8, cùng với bảo hiểm thống nhất việc mua thuốc để cung ứng thuốc trong tháng 7 và tháng 8/2018.

“Thực tế không phải tất cả các nơi đều thiếu và không phải tất cả các loại thuốc đều thiếu, do đó nguyên nhân không hoàn toàn chỉ do đấu thầu thuốc chậm. Về nguyên tắc, bệnh viện phải có dự trữ thuốc. Các đơn vị, bệnh viện xây dựng kế hoạch không được sát và trong vấn đề điều chỉnh thuốc dùng ở các đơn vị. Theo quy định, khi xây dựng kế hoạch thì đơn vị đó có quyền mua được 120% so với kế hoạch. Nếu rà soát bài bản sử dụng thì có thể mua được 3,6 tháng” - ông Hai nói.

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc cục bộ, Sở Y tế đã điều phối thuốc giữa các cơ sở y tế theo quy định. Cụ thể, Sở Y tế đã điều phối thuốc từ các BVĐK miền núi phía Bắc và BVĐK bắc Quảng Nam cho BVĐK tỉnh Quảng Nam.

 

“Cho dù nguyên nhân gì đi nữa thì để xảy ra tình trạng thiếu thuốc trước hết là trách nhiệm của lãnh đạo Sở Y tế, trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện. Sở chịu trách nhiệm do chậm có kết quả đấu thầu thuốc, còn phía bệnh viện chịu trách nhiệm do lập kế hoạch không sát”. Ông Hai thừa nhận.

Theo Tiền phong
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo