Bộ GD&ĐT hỗ trợ các trường nếu có nguyện vọng rà soát điểm thi THPT quốc gia
Thủ tướng: Tập trung cao xây dựng đội ngũ công an nhân dân vừa hồng, vừa chuyên, vì nhân dân phục vụ / Nhiều trường ở TP.HCM thiếu giáo viên tiếng Anh vì lương 'quá bèo'
Trao đổi với PV Dân trí ngày 9/8, ông Trinh cho hay, thông tin các trường an ninh, quân đội có số thí sinh đỗ đầu vào với số điểm rất cao, tập trung ở Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn- những tỉnh đang”dính” bê bối gian lận thi cử là thực tế. Báo chí cũng đã đưa ra những con số ông cho là rất xác đáng.
“Như tôi nói ban đầu, chúng ta đừng đặt vấn đề tất cả các em đó đều là những thí sinh có gian lận thi cử- như thế rất tổn thương các con. Hiện tại chúng ta đang trong quá trình xử lý. Do đó, trước mắt tạm thời chấp nhận kết quả ấy để tuyển sinh và thực tế các em đã tuyển sinh”, ông Trinh cho hay.
Cũng theo ông Trinh, khi có kết quả điều tra ra, sẽ soi chiếu vào quy chế để xử lý. Và lúc đó sẽ trả về thực tế của các em, thậm chí sẽ xử lý ở mức độ cao nhất và cần có thời gian chờ đợi.
Về câu hỏi dư luận đang đặt ra, liệu một số địa phương khác, điểm thi hiện rất cao có “dính” gian lận hay không?
Ông Trinh cho hay, những sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình chắc chắn là cá biệt, không thể nói cả 63 tỉnh thành đều như vậy.
“Các sở GD&ĐT, những người trong cuộc cũng rất bất bình, phản đối, không thể tin có sai phạm như thế và quan điểm nếu có sai phạm thì phải xử lý.
Bộ GD&ĐT và Bộ Công an luôn xác định, rà soát các tỉnh sai phạm là nhiệm vụ rất trọng tâm. Thời điểm này, Bộ Công an đang nỗ lực cao nhất về nguồn lực con người và nguồn lực kỹ thuật, tài chính để sớm xác minh được những bất thường và có câu trả lời”, ông Trinh nói.
Trao đổi thêm với PV Dân trí về việc hiện tại có trường ĐH, CĐ nào đề xuất Bộ GD&ĐT rà soát lại kết quả thi chưa, nếu các trường có đề xuất thì Bộ GD&ĐT sẽ xử lý như thế nào?
Ông Trinh chia sẻ, hiện tại ông chưa nhận được thông tin trường nào có đề xuất rà soát lại kết quả thi THPT quốc gia.
Ông Trinh cho hay: “Chúng ta phải hiểu, tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ hiện nay trên tinh thần tự chủ: Chẳng hạn như phương thức thế nào, sử dụng những hình thức tuyển sinh nào, sử dụng kết quả của kì thi THPT quốc gia ở mức độ nào… đó là quyền của các trường.
Đương nhiên, chăm lo cho chất lượng, các trường có giải pháp riêng như: Sơ tuyển, đánh giá năng lực hoặc có hệ số điểm cho các môn chính, nói chung hình thức rất đa dạng. Nếu các trường đề xuất nhưng không bị cấm, thì tùy các trường và nếu cần yêu cầu Bộ GD&ĐT hỗ trợ, Bộ sẽ hỗ trợ, tùy vào yêu cầu của từng trường”.
Khẳng định thêm với Dân trí, ông Trinh cho biết, khi có kết quả cụ thể của các trường, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét: “Tất nhiên, tôi vẫn khẳng định nếu nhà trường cần sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT thì chúng tôi sẽ hỗ trợ.
Tuy nhiên, nếu nói rộng ra, một giải pháp căn cơ và rất bài bản mà chúng tôi rất muốn làm đó là, các trường phải siết chặt đào tạo, sàng lọc chuẩn xác, để đến một lúc nào đó,việc tuyển sinh trở nên nhẹ nhàng nên các thí sinh cũng không cần phải gian lận làm gì nữa”.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, thống kê của một số trường khối an ninh, quân đội khu vực phía Bắc có điểm đầu vào mức thủ khoa, á khoa đều là thí sinh đến từ Hòa Bình, Sơn La…, các tỉnh đang dính bê bối gian lận thi cử.
Trao đổi với PV Dân trí, Đại diện Ban tuyển sinh của Học Viện An ninh cho hay, đơn vị này rất mong muốn Bộ GD&ĐT sớm công bố kết quả điều tra bất thường về điểm thi ở một số tỉnh để thuận lợi hơn trong việc xét tuyển và đảm bảo chất lượng tuyển sinh. Tuy nhiên, hiện tại Học viện vẫn tuân thủ theo quy định, sẽ dùng kết quả này để xét tuyển.
Về đề xuất HV sát hạch đầu vào để đảm bảo chất lượng, đại diện Học Viện An ninh cho biết, thời điểm này chưa đặt ra vấn đề tổ chức sát hạch bởi khi sát hạch xong thì không có cơ sở để xử lý nên HV sẽ xét tuyển như bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại