Tin tức - Sự kiện

Bộ GTVT “bác” kiến nghị giảm giá dịch vụ cất, hạ cánh chuyến bay nội địa

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với ý kiến cho rằng việc xem xét giảm giá dịch vụ cất, hạ cánh đối với các chuyến bay nội địa năm 2023 là chưa đủ cơ sở.

Đà Nẵng: Bóc thành công khối u khổng lồ cho bệnh nhân gần 70 tuổi / Dự báo thời tiết ngày 10/4/2023: Hà Nội có mưa phùn và sương mù, trời rét

Ảnh minh họa.

Nhiều hãng hàng không "kêu" khó

Năm 2023, một số hãng hàng không trong nước đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét tiếp tục áp dụng chính sách giảm 50% phí cất, hạ cánh và điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa. Theo các hãng hàng không, dù thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn và tăng trưởng so với năm 2019 nhưng thị trường quốc tế năm 2022 mới chỉ phục hồi được khoảng 30% so với trước dịch.

Hơn nữa, năm 2022 và dự kiến năm 2023, các hãng hàng không vẫn chịu áp lực giá dầu leo thang cộng với các nguy cơ tiềm ẩn về khủng hoảng kinh tế, lạm phát trên thế giới. Do đó, năm 2023 dự báo vẫn là năm khó khăn với ngành hàng không Việt Nam khi thị trường quốc tế dự kiến mới chỉ hồi phục ở mức 80% so với năm 2019. Trong bối cảnh đó, các hãng hàng không dự kiến khó có thể kinh doanh có lãi về vận tải hàng không.

Bởi vậy, các hãng hàng không đánh giá vẫn rất cần sự ủng hộ và hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành; trong đó có Bộ Giao thông Vận tải thông qua việc tiếp tục duy trì các giải pháp chính sách hỗ trợ về chi phí, đảm bảo khả năng cạnh tranh khi có sự tham gia ngày càng đông của các hãng hàng không quốc tế. Điều này nhằm hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và trong thời gian trước mắt.

Một trong những giải pháp được đề xuất là tiếp tục hỗ trợ giảm 50% phí cất, hạ cánh và điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa trong năm 2022 và 2023 như đã được áp dụng trong giai đoạn 2020-2021.

 

Chưa đủ cơ sở xem xét giảm giá dịch vụ cất hạ cánh chuyến bay nội địa

Liên quan đến kiến nghị trên của các hãng hàng không, Bộ Giao thông Vận tải vừa có thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn về vấn đề này. Theo đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với ý kiến cho rằng, việc xem xét giảm giá dịch vụ cất, hạ cánh đối với các chuyến bay nội địa năm 2023 là chưa đủ cơ sở.

Nguyên nhân là do theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng vận chuyển nội địa năm 2023 dự kiến đạt 45,5 triệu khách, tăng 5% so với năm 2022 và tăng 22% so với năm 2019. Như vậy, thị trường vận tải nội địa đã và đang phục hồi như giai đoạn trước dịch COVID-19.

Ngoài ra, nguồn thu từ dịch vụ cất, hạ cánh để chi trả chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định. Tuy nhiên, nguồn thu hiện nay còn đang hạn chế, cần cân đối để bố trí cho sửa chữa, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại các cảng hàng không đảm bảo khai thác an toàn.

Từ đây, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn giao Tổng công tyCảng hàng không Việt Namvà Cục Hàng không Việt Nam rà soát, đánh giá lại hiện trạng khu bay tại các cảng hàng không để xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo trì cho phù hợp.

 

Theo thông tư số 53/2019/TT-BGTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, mức giá dịch vụ cất, hạ cánh các chuyến bay nội địa trong khung giờ bình thường dao động từ 765.000 đồng đến hơn 11,6 triệu đồng, tùy tải trọng cất cánh của từng loại máy bay.

Trong khung giờ cao điểm, mức giá này sẽ bằng 115% mức giá bình thường, trong giờ thấp điểm thu bằng 85% mức giá bình thường.

Để hỗ trợ các hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, trong các năm 2020 đến 2022 Bộ Giao thông vận tải đã giảm nhiều loại giá dịch vụ hàng không. Trong đó giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa giảm 50% so với mức quy định tại Thông tư số 53/2019/TT-BGTVT.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm