Bỏ sổ hộ khẩu, người dân được lợi những gì?
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Italia / Hy hữu: Vị Giáo sư “người giời” 17 năm không lĩnh lương hưu
Theo Bộ Công an, nếu thực hiện việc bỏ sổ hộ khẩu giấy để thực hiện quản lý dân cư thông qua số định danh cá nhân cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người dân sẽ được hưởng rất nhiều thay đổi tích cực.
Bộ Công an cho rằng nếu bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân sẽ được hưởng rất nhiều thay đổi tích cực.
Tiết kiệm khoảng 1.600 tỉ đồng/năm
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Tính toán sơ bộ, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy sẽ giúp giảm chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính cho người dân khoảng 1.600 tỉ đồng/năm.
Không còn phải đổ xô đi công chứng
Hiện nay, công dân khi đi giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ như CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe…, thậm chí học sinh khi đi học phải có giấy khai sinh.
Tuy nhiên, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân được hoàn thành, công dân không cần mang theo các loại giấy tờ nêu trên, không phải công chứng, chứng thực các loại giấy tờ này, mà chỉ mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện thủ tục hành chính bảo đảm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Cắt giảm số lượng “khủng” thủ tục hành chính
Theo kết quả hệ thống hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, hiện nay có khoảng 2.705 thủ tục hành chính có yêu cầu các thông tin cơ bản về công dân; trong 5.400 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, có khoảng 1.273 thủ tục hành chính yêu cầu khai thông tin, xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ công dân; có khoảng 70 thủ tục hành chính yêu cầu xuất trình giấy khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh, khoảng 18 thủ tục hành chính yêu cầu giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn.
Nếu quản lý dân cư bằng số định danh cá nhân và khai thác thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho việc xuất trình các loại giấy tờ như hiện nay sẽ cắt giảm được các thủ tục hành chính nói trên.
Sổ hộ khẩu giấy đang là nỗi "ám ảnh" của nhiều người dân.
Cơ quan nhà nước cùng nhau sử dụng
Quản lý cư dân thông qua mã số định danh cá nhân sẽ góp phần kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư giữa các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo đó, mã số định danh cá nhân được coi là chìa khóa để các cơ quan nhà nước kết nối, cập nhật tra cứu thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Hiện nay, 15 trường thông tin cơ bản về công dân đang được cơ quan công an tổ chức thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Nền tảng để sử dụng thẻ công dân điện tử
Sử dụng số định danh cá nhân vào quản lý dân cưsẽ là nền tảng để phát triển và sử dụng thẻ công dân điện tử (hoặc phương tiện điện tử), mở rộng các ứng dụng để tích hợp thông tin của nhiều ngành trên một thẻ (hoặc phương tiện điện tử).
Thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành được cập nhật từcơ sở dữ liệu quốc gia về dân cưsẽ làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa trùng lặp thông tin, giảm chi phí đầu tư ngân sách nhà nước đối với hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Ví dụ trong công tác quản lý về bảo hiểm xã hội, hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý thông tin của khoảng 72% dân số cả nước, nếu hoàn thiện việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thực hiện quản lý dân cư bằng số định danh cá nhân thì sẽ giảm chi phí trong quản lý về bảo hiểm xã hội; theo đó, mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em sinh ra, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả khoảng 10 tỉ đồng để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Nếu có số định danh cá nhân thì bảo hiểm xã hội lấy số đó làm căn cứ để cấp luôn. Hiện nay, việc nhập dữ liệu mới phải trả 10.000 đồng/tờ khai. Nếu 30 triệu người phải cấp mới thì sẽ tiêu tốn khoảng 300 tỉ đồng, gây lãng phí rất lớn.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Quản lý dân cư bằng số định danh cá nhân sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và giảm thiểu chi phí cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc khai thác dữ liệu (không cần tổ chức các đợt kiểm tra, tổng điều tra), giảm nguồn lực thực hiện nhập các trường thông tin trùng lặp về công dân và giảm tải được khối lượng hồ sơ, giấy tờ đang lưu trữ tại cơ quan hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, quản lý dân cư bằng số định danh sẽ góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự được kịp thời, chính xác, hiệu quả, thông suốt từ trung ương tới địa phương.
Theo Bộ Công an, khi ứng dụng công nghệ thông tin cập nhật thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay...
End of content
Không có tin nào tiếp theo