Tin tức - Sự kiện

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đôn đốc việc hỗ trợ, đánh giá thực chất tình hình lao động

Do tình hình dịch bệnh diễn biến quá nhanh, đối tượng rất đông nên một bộ phận người dân chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Lượng người rời thành phố lớn rất đông nên ảnh hưởng tình hình lao động.

Hàng loạt chốt kiểm soát cửa ngõ Thủ đô dừng hoạt động / Bộ Y tế đề nghị các cơ sở sản xuất, nhập khẩu khẩn trương thông tin về giá test xét nghiệm

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, tính đến ngày 14/10, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 toàn quốc là gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng. Tại 23 tỉnh, thành phố miền Nam, tổng các chính sách hỗ trợ 17,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% toàn quốc,hỗ trợ 16,8 triệu đối tượng, chiếm 69,5% toàn quốc. Riêng TP Hồ Chí Minh đã chi 10,13 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 9,41 triệu lượt đối tượng

Kết quả triển khai nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ lao động từ Quỹ BHTN đến ngày 14/10đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 428.894 lao động đang tham gia BHTN và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung.


Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung nhận định, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn trên bình diện chung thì diện bao phủ của chính sách cơ bản đã tới với người dân. Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và mới đây là Nghị quyết 126 sửa đổi đã đi vào cuộc sống, được nhân dân ghi nhận, giúp người dân khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống.

Nhìn tổng quát, từ Nghị quyết 42, đến Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 là những chính sách rất nhân văn, thể hiện sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, hỗ trợ người lao động, chung sức chung lòng cùng người dân vượt qua khó khăn. Từ chính sách này, phần đông người lao độngkhắc phục khó khăn vươn lên, phần lớn doanh nghiệp chia sẻ với người lao động, chung tay cùng vượt qua đại dịch. Các chính sách không chỉ hướng tới người lao động, công nhân mà còn rất nhiều đối tượng yếu thế đã được chăm lo như người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật…

"Thời gian qua, các chính sách đã đượctriển khai quyết liệt, nhanh chóng, đơn giản hóa về thủ tục để đến với người dân. Bên cạnh đó là hàng loạt các sự hỗ trợ khác như: túi an sinh, hỗ trợ lương thực, thực phẩm…”, ôngĐào Ngọc Dung cho biết.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng nhấn mạnh,do tình hình dịch bệnh diễn biến quá nhanh, đối tượng rất đông nên một bộ phận người dân chưa đượcthụ hưởng chính sách, một số đối tượng còn bị bỏ sót…. Thời gian tới,nhữngkhiếm khuyết cần tập trung khắc phục, tập trung tuyên truyền, giải thích đầy đủ những chính sách đã điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để người dân, người lao động, doanh nghiệptiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt là Nghị quyết 68 đã được sửa đổi rất căn bản tại Nghị quyết 126.

 

Bên cạnh đó, cần quan tâm đến một số đối tượng chưa tiếp nhận được chính sách nhưlực lượng lao động bị chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng BHTN, không được hưởng lương. Một số đối tượng lao động tự do ở các địa phương đã được chính quyền cho vào đối tượng nhưng chưa được hưởng chính sách; quan tâm đến gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,triển khai nhóm chính sách về đào tạo, đào tạo lại người lao động …

Ông Đào Ngọc Dungđề nghị tăng cường công tác giám sát, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện. Công tác hoàn thiện hồ sơ giấy tờ, đảm bảo chính sách thông thoáng nhưng không để trục lợi. Thời gian tới, căn cứ vào thực tiễn, bộ sẽ lập đoàn kiểm tra để cùng tháo gỡ với các đơn vị còn vướng mắc.

Theo ông Đào Ngọc Dung,thời gian qua, dịch bệnh kéo dài, phức tạp, những diễn biến mới ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, việc làm, sinh hoạt của người dân, khi dòng người từ thành phố, đô thị, khu đông dân cư kéo về quê, về địa phương, về nông thôn với số lượng rất lớn. Điều này dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số bộ phận, lĩnh vực, địa bàn, đòi hỏi sớm khôi phục và phát triển thị trường lao động, góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế.

Do đó, các đơn vị cần tập trung rà soát lại tình hình lao động, sản xuất kinh doanh dưới góc độ trách nhiệm của ngành để đánh giá thực chất tình hình lao động, việc làm và tình hình thiếu hụt lao động, cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động. Qua đó kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại làm việc và điều tiết lực lượng lao động, góp phần phục vụ công tác sơ kết của Chính phủ, hoàn thiện đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động để kịp thời bổ sung vào cơ chế chính sách cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm