Tin tức - Sự kiện

Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm tại Bệnh viện Bạch Mai như thế nào?

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Bộ có văn bản gửi các BV khác yêu cầu khắc phục tồn tại hạn chế của hoạt động liên doanh, liên kết (LDLK) như Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra đầu năm 2020.

Cơ bản kiểm soát được ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai / Covid-19: Xuất hiện ca bệnh mới ở Hạ Lôi, BV Bạch Mai được gỡ lệnh phong tỏa vào 0h ngày 12/4/2020

Cụ thể, ngày 4/9, trả lời câu hỏi của PV Báo Tiền Phong về hoạt động xã hội hóa (XHH), LDLK tại BV Bạch Mai, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, đối với BV Bạch Mai, Bộ đã yêu cầu điều chỉnh 18 dịch vụ xuống bằng mức giá thanh toán với BHYT.

Ngoài ra BV này đã thực hiện việc đàm phán, thương thảo với một số đối tác LDLK, ban hành quyết định điều chỉnh giảm giá tạm tính của một số dịch vụ, như Quyết định số 623 ngày 1/3/2020, giảm giá từ 5.000.000 đồng/ca xuống 4.300.000 đồng/ca; Quyết định số 691 ngày 01/3/2020 giảm giá từ 28.000.000 đồng/ca xuống 24.000.000 đồng/ca.

Tiếp đó, BV Bạch Mai đã rà soát lại các hợp đồng LDLK, thực hiện điều chỉnh giảm giá dịch vụ thực hiện trên các máy đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi của hệ thống nhà thuốc BV tại Quyết định số 1729 ngày 21/7/2020.

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, ngoài BV Bạch Mai, Bộ đã yêu cầu các BV khác thuộc Bộ Y tế khắc phục các tồn tại hạn chế của hoạt động LDLK như KTNN đã nêu.Cụ thể, Bộ Y tế đã có công văn số 7158 gửi các BV được KTNN yêu cầu thực hiện kiến nghị về thực hiện cơ chế tự chủ giai đoạn 2016-2018, trong đó có đề nghị các BV khắc phục các tồn tại hạn chế của hoạt động LDLK đã nêu tại các biên bản kiểm toán đã nêu; rà soát lại các hợp đồng liên kết để thực hiện chấm dứt hợp đồng khi đã hết khấu hao, hết thời hạn hợp đồng.

Đối với các đơn vị có chi trả lãi vay, Bộ Y tế đề nghị đàm phán với đối tác để thu hồi lãi vay đã chi trả và chấm dứt nội dung chi này; đàm phán với đối tác để điều chỉnh giảm giá hoặc giảm thời gian liên kết và tỷ lệ phân chia phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, trong đó có lợi ích của người bệnh; hằng năm báo cáo kết quả thực hiện đề án LDLK về Bộ Y tế.

Ngoài ra, tại Công văn 1346/BYT-KH-TC ngày 18/3/2020 về tăng cường quản lý cáchoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu, trong đó Bộ đãyêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập: Niêm yết công khai danh mục, mức giá của các dịch vụ từ các hoạt động LDLK, dịch vụ theo yêu cầu để người bệnh biết, lựa chọn, ông Cường nói.

Ông Trương Quốc Cường cho biết thêm, trong khi chờ Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn về giá dịch vụ theo yêu cầu, đề nghị các BV phải xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và quyết định mức giá cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, đối với BV có sử dụng máy XHH để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh có BHYT, phải giải thích rõ cho người dân biết hiểu và đồng ý chi trả phần chi phí chênh lệch giữa mức giá được quỹ BHYT thanh toán và mức giá dịch vụ được quy định theo quy định về XHH, LDLK. Không được gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng dịch vụ y tế từ máy XHH, dịch vụ theo yêu cầu.

Về thanh toán BHYT đối với cơ sở khám chữa bệnh LDLK, Bộ Y tế đã kiến nghị một số BV: Chấn chỉnh hoạt động LDLK; Rà soát, xem xét, thương thảo, điều chỉnh thời gian, giá thu đối với các máy, thiết bị y tế thực hiện LDLK phù hợp với chi phí thực tế, để đảm bảo lợi ích hài hòa cho người bệnh, BV và nhà đầu tư; Đề nghị BV có trách nhiệm định kỳ thực hiện việc tự kiểm tra công tác XHH, LDLK lắp đặt trang thiết bị tại BV.

Bên cạnh đó, các BV tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí và phân chia lợi nhuận đối với hoạt động LDLK lắp đặt trang thiết bị y tế, theo dõi số chi trả khấu hao cho nhà đầu tư, tính toán cụ thể đến các phương án tài chính trong trường hợp số lượng bệnh nhân vượt cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến ban đầu.

Các thiết bị LDLK chủ yếu để hoạt động dịch vụ nên sử dụng cho các trường hợp người bệnh tự nguyện điều trị theo yêu cầu và trong trường hợp thiết bị hiện có của BV không đáp ứng được nhu cầu khám, chẩn đoán và điều trị của người bệnh, bệnh viện phải xây dựng quy chế để ưu tiên sử dụng các trang thiết bị được đầu tư từ nguồn NSNN. Chỉ sử dụng các trang thiết bị LDLK khi người bệnh có yêu cầu và khi các trang thiết bị được đầu tư từ nguồn NSNN không đáp ứng được.

Khắc phục gần 90 tỷ đồng

Bộ Y tế đã có Báo cáo số 3002 ngày 01/6/2020 gửi KTNN báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của KTNN về thực hiện cơ chế tự chủ BV giai đoạn 2016-2018, trong đó đã thực hiện nộp NSNN và các xử lý tài chính là 89,9 tỷ đồng, đạt 99,82%; thực hiện chấn chỉnh trong công tác quản lý tài chính theo các kiến nghị của KTNN.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm