Tin tức - Sự kiện

Cải cách thủ tục hành chính cần phải đột phá vào những chỗ khó

DNVN - Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng sáng 15/5, tại Trụ sở Chính phủ.

TPHCM: Người dân “e dè” với thịt ở chợ vì dịch tả heo Châu Phi / Đồng loạt tăng số tiền hưởng BHXH bắt buộc từ 01/7/2019

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ do Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan trình bày tại hội nghị, năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ là thành viên Ban Cải thiện môi trường kinh doanh đã trình cấp có thẩm quyền ban hành 5 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm 1.136 điều kiện kinh doanh; ban hành theo thẩm quyền 06 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm 506 danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tính riêng việc cắt giảm của các Bộ nêu trên đã giúp tiết kiệm hơn 4 triệu ngày công, tương đương 649,2 tỷ đồng.
Việc cải thiện môi trường kinh doanh đòi hỏi sự “vào cuộc” mạnh mẽ của các bộ, ban ngành và các địa phương với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp mới có thể tạo ra sự thay đổi. Về phía Văn phòng Chính phủ, đã chủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năm 2018, được sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; phát huy tốt vai trò “cầu nối” giữa Chính phủ và người dân, doanh nghiệp; phát huy thế mạnh trong đề xuất sáng kiến cải cách cơ chế, chính sách thủ tục hành chính, đánh giá việc thực hiện cải cách TTHC tại các bộ, ngành, địa phương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, TTHC, tạo thuận lợi cho người dân, DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội đồng vẫn còn bộc lộc một số tồn tại, hạn chế như: nhiều thành viên chưa tham gia tích cực, hoạt động chưa “đều tay”, còn hình thúc; sự phối hợp - gắn kết trong hoạt động của từng Ban công tác còn rời rạc; việc truyền thông về các hoạt động của Hội đồng chưa được quan tâm, thực hiện.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu, cải cách TTHC ngày càng khó. Do đó, phải có biện pháp mạnh hơn, đột phá vào những chỗ khó, gắn đến quyền lợi của ngành. Ngoài mục tiêu cắt giảm TTHC theo định lượng 30 - 50%, cần tập trung vào mục tiêu thời gian, bởi theo ông Nam đôi khi thực tế cho thấy, thủ tục cắt giảm nhưng thời gian lại tăng lên.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (giữa) tại hội nghị.

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (giữa) tại hội nghị.


"Đối với DN, thời gian là chi phí rất quan trọng. Có thể có những thủ tục chưa thể cắt giảm do yêu cầu quản lý, hoặc áp dụng công nghệ thông tin chưa theo kịp, cần phải “ép” về mặt thời gian”, ông Nam đề xuất.
Ngoài ra, theo ông Tô Hoài Nam, cần tăng cường thêm một số hội nghị, cơ chế đối thoại trực tiếp với ngành, với địa phương để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Đồng quan điểm với ông Nam rằng thời gian với DN là tiền bạc, ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Thiên Minh kiến nghị rằng, những vấn đề cụ thể được đưa ra đối thoại thì phải có cơ quan chức năng xác nhận sẽ giải quyết dứt điểm, chứ không để thực trạng "dậm chân tại chỗ" trong nhiều năm.
Trong khi đó, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI đề nghị cần giảm bớt điều kiện bất hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh DN, cạnh tranh quốc gia. Muốn như vậy các thủ tục đăng ký kinh doanh, đất đai, bảo hiểm thuế… phải tiếp tục triển khai rốt ráo, phải có hướng dẫn cho đối tượng thực thi để họ thực hiện đúng luật và đặc biệt, khi ban hành các quy định, các điều luật phải dễ hiểu, dễ thực thi, dễ kiểm soát.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, phải tiếp tục cắt giảm những điều kiện kinh doanh không cần thiết, nhân lên những kết quả làm tốt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường đối thoại chính sách, nhất là với DN và địa phương.
Thực tế ở địa phương phản ánh còn nhiều vướng mắc, các dự án trình lên rất lâu, chưa được giải quyết. Do đó, cần có sự đối thoại để nhận diện đúng vấn đề, đúng lý do, nguyên nhân. Hội đồng sẽ ghi nhận các ý kiến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chính phủ, sẽ tiếp thu và tiếp tục có thay đổi, điều chỉnh một cách tốt hơn.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm