Cần hơn 21.000 tỷ đồng để cấp điện cho vùng sâu, vùng xa
Hỗ trợ phát triển BHYT hộ gia đình / Hơn 2.200 thẻ BHYT hỏng, mất được cấp lại qua Cổng dịch vụ công quốc gia
Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, điện khí hóa nông thôn Việt Nam đã diễn ra một loạt các thay đổi cơ bản trong ngành điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện tăng theo các mốc thời gian, từng bước, từ việc được sử dụng điện với giá hợp lý đến giá điện thống nhất theo quy định của Chính phủ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới trong công tác đầu tư điện nông thôn. |
Kể từ sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), việc đầu tư phát triển điện nông thôn chủ yếu là tập trung cấp điện cho các trạm bơm phục vụ tưới tiêu và cơ khí nhỏ phục vụ chương trình hợp tác hóa nông nghiệp với tỷ lệ các hộ gia đình có điện khoảng 2,5% tương đương 200.000 hộ dân, đến nay đã đạt 100% xã có điện, 99,26% hộ dân, với khoảng 15 triệu hộ dân nông thôn trong cả nước sử dụng điện, cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật.
Giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, theo đó nguồn lực đầu tư lớn khoảng 30.116 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu hầu hết số hộ dân được sử dụng điện. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước còn thiếu, các nguồn tín dụng ưu đãi hạn chế, tổng vốn được giao cho giai đoạn 2016-2020đến naylà 4.743 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 18,5%.
Chỉ tiêu số hộ dân được cấp điện đạt thấp 19% tương đương 204.737 hộ dân nông thôn; số xã được cấp điện hoàn thành 100%; cấp điện trạm bơm: 89/2.727 trạm đạt 3,26 %; cấp điện cho 3/3 các đảo (Đảo Bạch Long Vỹ; đảo Nhơn Châu; đảo Trần) có điện.
Theo ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, nhiệm vụ điện khí hóa nông thôn giai đoạn tới còn rất nặng nề. Trước mắt còn rất nhiều việc phải làm để thực hiện việc cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã, cấp điện cho các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp cấp điện cho nhân dân...
Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay trong thời gian tới, với khối lượng, nhu cầu đầu tư cấp điện vùng sâu, vùng xa là rất lớn, cần tiếp tục huy động nguồn lực khoảng 21.143 tỷ đồng để thực hiện cấp điện an toàn, ổn định cho khoảng 871.263 hộ dân của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã rất cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng, tài chính quốc tế cùng với những nỗ lực của Chính phủ để đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới trong công tác đầu tư điện nông thôn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'