Cần hơn 913.000 tỷ đồng để tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp từ 1/7
PC Đà Nẵng chủ động phòng tránh tai nạn điện trước mùa mưa bão / Thủ tướng chia sẻ câu chuyện Việt Nam và đề xuất '3 cùng' hướng đến 'Những chân trời tăng trưởng mới
Cải cách tiền lương rõ đến đâu làm đến đấy
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề lớn, hệ trọng, liên quan trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới gần 10 triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công.
Đồng thời, cũng tác động trực tiếp tới khoảng 10 triệu đối tượng hưởng chính sách xã hội hiện nay và khoảng gần 15.000 lao động trong doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Do đó, khi triển khai Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ tổ chức 21 cuộc họp thảo luận kỹ lưỡng về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Đồng thời, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức lấy ý kiến các Ban, Bộ, ngành, chuyên gia, nhà quản lý để hoàn thiện dự thảo báo cáo.Song, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng các mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong các bảng lương mới có nhiều bất cập.
Điển hình như tương quan tiền lương mới chưa hợp lý giữa các đối tượng hưởng lương.
"Đối tượng thì được tăng cao trên 30%, đối tượng thì tăng dưới 5-7-15% nhưng rất nhiều đối tượng tăng thấp hơn so với lương hiện hưởng. Đặc biệt, bảng lương đối với chức vụ và chức danh lãnh đạo",Bộ trưởng Bộ Nội vụnói và nhấn mạnh đây là phát sinh lớn nhất.
Một vấn đề phát sinh khác là khi thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp (sẽ giảm 24% so với hiện nay) và bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (chỉ quy định đối với lực lượng vũ trang), phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành một chế độ phụ cấp mới nên kéo theo nhiều khó khăn.
"Những đối tượng chúng ta muốn quan tâm để đảm bảo tiền lương như giáo viên, y tế thì rất khó thực hiện. Vì lương hiện hưởng của những đối tượng này đang ở được hưởng phụ cấp rất cao. Nếu công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì phụ cấp còn cao hơn. Nhưng khi thực hiện theo cải cách tiền lương mới thì phải sắp xếp lại tất cả phụ cấp", Bộ trưởng nêu.
Một bất cập nữa Bộ trưởng chỉ ra là việc xây dựng vị trí việc làm. Dù đã triển khai xây dựng vị trí việc làm từ năm 2012 nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Vừa qua, cả hệ thống chính trị đều gấp rút hoàn thiện và phê duyệt xong đề án vị trí việc làm nhưng nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng.
Hơn nữa, Bộ Chính trị cũng chưa ban hành được danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, nên việc thiết kế và xây dựng vị trí việc làm, gắn với mô tả, khung năng lực của vị trí việc làm còn vướng mắc.
Trước những khó khăn trên, cuối cùng Chính phủ đã trình phương án đó là thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình hợp lý, từng bước, thận trọng, chắc chắn, khả thi và hiệu quả.
"Rõ đến đâu chúng ta làm đến đấy, những gì khó khăn, vướng mắc bất cập tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng vội để đảm bảo được ổn định, đảm bảo không xáo trộn", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Khi thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở 30% và tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, tổng mức là 913.300 tỷ đồng, đồng nghĩa tăng thêm 127.000 tỷ so với ban đầu.
Xác định rõ nguồn lực để thực hiện chế độ tiền lương mới
Tới đây, sẽ thực hiện cải cách tiền lương đối với khối doanh nghiệp, thực hiện luôn đồng bộ, đầy đủ theo đúng tinh thần Nghị quyết 27. Ngay sau đây sẽ điều chỉnh tăng lương 6% cho doanh nghiệp từ 1/7/2024. Thêm nữa, sẽ phải hướng dẫn rất cụ thể để thực hiện cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với khu vực công, chúng ta thực hiện 4/6 nội dung cơ bản như bổ sung chế độ tiền thưởng từ ngày 1/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản)…
Đồng bộ với việc này, Chính phủ đã xác định rất rõ các nguồn để thực hiện cho chế độ tiền lương mới.
Với việc tăng 30% mức lương cơ sở- mức tăng cao nhất từ khi thực hiện cải cách tiền lương đến nay, theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí để điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp luỹ kế 3 năm 2024 - 2026 tăng thêm là 913.300 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, ban đầu, Chính phủ tính toán bình quân tổng nguồn thực hiện theo Nghị quyết 27 của cả 3 năm khoảng 786.000 tỷ, bình quân tăng khoảng 23% khi thực hiện cải cách tiền lương.
Nhưng khi thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở 30% và thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản và các chính sách có liên quan, tổng mức lên 913.300 tỷ đồng, đồng nghĩa tăng thêm là 127.000 tỷ đồng.
"Kỳ họp này sẽ đề xuất để bổ sung luôn vào nguồn cho thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách có liên quan của năm 2024 và sang năm sẽ tiếp tục điều chỉnh bổ sung", bà Trà nói và khẳng định Chính phủ đảm bảo đủ nguồn để thực hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi