Tin tức - Sự kiện

Cần Thơ: Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo

Sự kiện khởi công xây dựng Showroom ô tô Nam Cần Thơ DNC của Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa qua cho thấy những chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và công tác đào tạo. Nơi đây sẽ phục vụ thực hành, thực tập của sinh viên; tăng cường gắn kết đào tạo giữa trường và doanh nghiệp.

Dịch tả lợn Châu Phi: Lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch / Từ 3/3: Mua bán đất bằng giấy viết tay được làm sổ đỏ

Với vị trí thuận lợi tại đường dẫn cầu Cần Thơ, thuộc phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Showroom ô tô Nam Cần Thơ DNC có diện tích 5.400m2, kinh phí đầu tư hơn 155 tỉ đồng, do Trường Đại học Nam Cần Thơ làm chủ đầu tư. Công trình này dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2019. Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho biết: Giai đoạn 2, trường sẽ xây dựng garage sửa chữa ô tô, nâng cấp xưởng cơ khí ô tô thực hành, xưởng chế biến thực phẩm, nhà ở sinh viên... Công trình này phục vụ việc thực hành, thực tập cũng như đưa đón sinh viên. Đồng thời hướng đến việc sản xuất ô tô điện từ Trường Đại học Nam Cần Thơ, phục vụ nhu cầu mua sắm ô tô điện của người dân TP Cần Thơ và ĐBSCL.

Nói đi đôi với làm, Trường Đại học Nam Cần Thơđã ra mắt thiết kế Xe điện DNC do thầy trò nhà trường nghiên cứu, chế tạo. Xe điện DNC có 9 chỗ ngồi, tích hợp năng lượng mặt trời được thiết kế phục vụ đưa đón sinh viên từ Trường Đại học Nam Cần Thơ đến Showroom DNC và Bệnh viện đa khoa DNC. Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Tổng Em, trợ lý Khoa Cơ khí Động lực của trường, đại diện nhóm nghiên cứu, điểm mới của dòng xe này là sử dụng dòng điện 220KW, dùng bình ắc-quy cung cấp và nạp điện qua tấm che năng lượng mặt trời. Dự kiến cuối năm 2019, trường ra mắt thị trường dòng xe này. Thạc sĩ Nguyễn Văn Tổng Em nói thêm: “Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ giảng viên và sinh viên nghiên cứu, chế tạo hoàn chỉnh sản phẩm”.Trước đó (tháng 7-2018), trường cũngđã đưa vào sử dụng Xưởng cơ khí ô tô 2 tầng, với vốn đầu tư xây dựng và trang thiết bị, thí nghiệm thực hành giai đoạn 1 trên 25 tỉ đồng, để phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho sinh viên khoa Cơ khí động lực.

Sau hơn 6 năm hoạt động, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã ổn định bộ máy, đảm bảo quy mô hơn 10.000 sinh viên, học viên ở 24 ngành đại học chính quy; đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thực tập. Giai đoạn 1 (2013-2017), trường đã đầu tư khoảng 565 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Giai đoạn 2018-2023, trường dự kiến đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng cho các dự án như: xây dựng Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ, showroom ô tô, khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái... Lãnh đạo nhà trường cho biết: Ngoài việc phục vụ kinh doanh, các dự án này còn hỗ trợ hoạt động giảng dạy và thực hành, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên. Trong đó, Bệnh viện DNC vừa khởi công cuối năm 2018, sẽ là nơi giúp sinh viên ngành khoa học sức khỏe có điều kiện thực tập, hoàn thiện kiến thức và kỹ năng.

Là trường đại học tư thục đầu tiên ở ĐBSCL có mô hình “doanh nghiệp trong nhà trường”, Đại học Nam Cần Thơ đã phối hợp với Tập đoàn Nam Miền Nam sản xuất, kinh doanh kết hợp đào tạo kiến thức thực hành cho sinh viên các ngành Y - Dược, Kinh tế - Luật, Kỹ thuật - Công nghệ, Kiến trúc - Xây dựng và Môi trường… Đồng thời liên kết với nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn TaTa International, Tập đoàn ISUZU, Tập đoàn Vingroup… đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên từ năm thứ nhất đến khi tốt nghiệp. Theo Giáo sư- Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, năm học 2019-2020, trường tổ chức tuyển sinh đại học chính quy và mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo khác cho tất cả ngành học; đồng thời mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội ở hiện tại và tương lai. Nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại để phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo của sinh viên; tiếp tục hoàn thiện, cải tiến chương trình đào tạo,…

Mô hình gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp là sự kết nối cung - cầu nguồn nhân lực, nhằm khắc phục những nghịch lý giữa giáo dục đại học với nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp. “Trường tiếp tục đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả bài toán giải quyết việc làm cho sinh viên. Thông qua các chương trình hội thảo tuyển dụng, dự án thực tế, trường tạo cơ hội để sinh viên cọ xát với thực tiễn lao động, sản xuất; liên tục cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng bám sát nhu cầu doanh nghiệp”, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Theo baocantho.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm