Cấp phép đưa lao động đi nước ngoài làm việc: Doanh nghiệp phải có vốn tối thiếu 5 tỷ đồng
DNVN- Đây là nội dung được nêu ra trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đồng ý trong buổi làm việc sáng 13-7, tại Nhà Quốc hội, theo chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 46.
Phương tiện không có giấy tờ có thể đăng ký chính chủ từ ngày 1/8 / Phát hiện 33.488 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn và không rõ nguồn gốc xuất xứ tại khu dốc Baza Bắc Ninh
Trình bày báo cáo một số nội dung chủ yếu xin ý kiến UBTVQH về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết: Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong thường trực ủy ban thống nhất quy định về vốn điều lệ với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vì Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về vốn điều lệ, không quy định về vốn chủ sở hữu.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: VPQH)
Theo đó, vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng là một trong những điều kiện bắt buộc để một doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Cho ý kiến về nội dung này, các ủy viên UBTVQH đều tán thành với số vốn tối thiểudoanh nghiệp phải có để được cấp phép hoạt động dịch vụ là 5 tỷ đồng. Quy định như vậy để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, sử dụng khái niệm vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu thì còn ý kiến khác nhau.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, thực tế có 4 khái niệm về vốn: Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn pháp định, vốn tự có.
Vốn điều lệ là vốn ghi trong điều lệ khi hình thành doanh nghiệp để hoạt động theo đúng điều lệ của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là vốn thực tế hình thành. Vốn điều lệ có thể được ghi rất cao, nhưng vốn chủ sở hữu có thể thấp hơn.
Quy định về vốn chủ sở hữu không mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp, đồng thời giúp nắm được số vốn thực tế của doanh nghiệp. Nếu cần thiết có thể quy định thêm khái niệm vốn chủ sở hữu trong dự thảo luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu ý kiến, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về một loại vốn là vốn điều lệ, không có khái niệm vốn chủ sở hữu. Nhà nước quản lý cũng theo vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Nếu dự thảo luật này quy định vốn chủ sở hữu sẽ có độ vênh nhất định với Luật Doanh nghiệp, đặt ra một khái niệm mới. Do vậy, cần cân nhắc thêm.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: VPQH)
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói, quy định về vốn chủ sở hữu đúng là có khác một chút so với Luật Doanh nghiệp, nhưng Luật Kế toán cũng đưa ra khái niệm này.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ là vốn do doanh nghiệp tự khai báo, có thể doanh nghiệp khai báo rất cao, “nhưng ngày mai không còn đồng nào”. Nhưng vốn chủ sở hữu thì cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát thường xuyên được.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, với người lao động đi nước ngoài làm việc thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng. Vốn chủ sở hữu chính là bảo đảm về pháp lý để nếu xảy ra vấn đề gì thì nhà nước có quyền yêu cầu sử dụng vốn này để đáp ứng yêu cầu xử lý, hỗ trợ người lao động.
Thực tế 12 năm qua cũng không có vấn đề gì phát sinh liên quan tới vấn đề này. Hơn nữa, khi lấy ý kiến các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng nhất trí sử dụng khái niệm vốn chủ sở hữu để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Cột tin quảng cáo