Cậu học trò người dân tộc Khmer giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo
Bảng quảng cáo đổ đè chết người: Hỗ trợ nạn nhân hơn 100 triệu đồng / Danh sách các trường bắt đầu xét tuyển nguyện vọng bổ sung
Trò chuyện với chúng tôi, Liêu Hoàng Phú (học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Sóc Trăng) cho biết: Em sinh năm 2000 trong một gia đình nông dân người dân tộc Khmer ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Gia đình em chỉ có ít đất sản xuất nên cuộc sống cũng khá vất vả khi cha mẹ phải nuôi 5 người con đi học.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, Hoàng Phú luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, vào năm học lớp 9, em đã đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học; năm lớp 11 đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý.
Thầy Văn Kim Ngói - Phó Hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, nhận xét: “Ở trường, em Phú được thầy cô, bạn bè quý mến vì em rất chăm học và luôn học giỏi. Em cũng là người rất nhiệt tình, hiền lành và đam mê sáng tạo. Năm nào em cũng tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã sở hữu nhiều giải thưởng cao”.
Theo Hoàng Phú, đến nay em đã sở hữu 10 giải thưởng trong các kỳ tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp tổ chức.
Với cuộc thi năm 2018, Hoàng Phú đăng ký dự thi sản phẩm “Điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động”. Với giải pháp này, em đã được trao giải Nhất cấp thành phố và cấp tỉnh. Đồng thời, giải pháp này là 1/6 giải pháp được tỉnh chọn tham dự cuộc thi toàn quốc.
Nói về công trình này, Liêu Hoàng Phú cho biết: “Ở nhà cũng như ở trường, em thấy mọi người phải thực hiện thủ công với đồ dùng, vật dụng, vừa mất thời gian, vừa thiếu an toàn. Vì vậy, em nghĩ mình phải làm một cái gì đó để điều khiển các đồ dùng, vật dụng này từ xa. Từ đó, ý tưởng được ra đời”.
Theo mô tả của Hoàng Phú, em đã chế tạo ra một thiết bị sử dụng sóng điện thoại di động thiết lập ra một chương trình điều khiển từ xa. Cụ thể, dùng một phích cắm nối nguồn điện từ ổ cắm vào thiết bị, trên thiết bị có 7 ngõ ra tương ứng với các thiết bị sử dụng điện trong gia đình. Đện thoại di động được kết nối với thiết bị. Trên điện thoại di động có 9 nút điều khiển. Trong đó, từ nút số 1 đến nút số 7 dùng điều khiển 7 ngõ ra của thiết bị; số 8 dùng để tắt thiết bị, còn số 9 dùng bật mở thiết bị. Thiết bị này được gắn với các vật dụng, đồ dùng trong gia đình. Khi cần sử dụng vật dụng, đồ dùng nào trong gia đình, chỉ cần mở thiết bị và bấm vào số cần thiết thì thiết bị đó sẽ hoạt động, chỉ cần có sóng điện thoại là điều khiển được.
Sản phẩm được đánh giá có tính khả thi cao ở chỗ có thể tự động hóa bật, tắt các thiết bị, giảm được sức lao động, tải ra của mạch là 220V có thể sử dụng cho tất cả các thiết bị điện trong nhà cùng một lúc, đặc biệt với chi phí lắp ráp thiết bị này không cao, chỉ khoảng 700.000 đồng. Còn nếu bán ra thị trường thì dao động từ trên 1 triệu đồng, rất dễ trong gia đình, cơ quan, trường học.
Được biết, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa qua, Liêu Hoàng Phú đã chính thức đỗ vào Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Hiện em đang hoàn thành hồ sơ, thủ tục nhập học chuyên ngành Dược của trường này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối