Chăm lo tốt về giáo dục sẽ là giải pháp căn cốt để xóa đói giảm nghèo
Đà Nẵng: Chi hơn 38 tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ học phí cho học sinh do ảnh hưởng dịch Covid-19 / Đà Nẵng: Hơn 2.245 tỉ đồng đầu tư 3 dự án thu gom, xử lý nước thải, nước mưa
Chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu với lớp 1 từ năm học 2020-2021, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành chọn sách giáo khoa lớp 1, hiện nay Sở GDĐT đang phối hợp với các nhà xuất bản tập huấn sách cho toàn bộ cán bộ quản lý các trường tiểu học và giáo viên dạy lớp 1. Tài liệu giáo dục địa phương cũng đang được hoàn thiện.
Theo thống kê của Sở GDĐT, tỉnh Tuyên Quang hiện có 4.147 giáo viên tiểu học, đạt tỷ lệ 1,3 giáo viên/lớp; để đảm bảo tỷ lệ giáo viên dạy 2 buổi/ngày, Tuyên Quang còn thiếu 887 giáo viên. Trước mắt, năm học 2020-2021, tỉnh Tuyên Quang sẽ bố trí đủ giáo viên dạy lớp 1. Tuy nhiên, đến năm học 2022-2023, khi triển khai đến lớp 3 sẽ thiếu khoảng 1.300 giáo viên.
Tương tự, về cơ sở vật chất trường lớp học cũng đảm bảo đầy đủ cho lớp 1, nhưng nếu triển khai đến lớp 3 dự kiến tỉnh Tuyên Quang sẽ cần bổ sung thêm 507 phòng học để thay thế phòng học tạm mượn, phòng học xuống cấp và còn thiếu.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Trước thực tế còn nhiều khó khăn khi triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tỉnh Tuyên Quang cần bình tĩnh và quyết tâm để có lộ trình giải quyết. Trong đó giải pháp căn cơ là xây dựng được 3 đề án quan trọng: đề án phát triển đội ngũ nhà giáo, đề án đầu tư cơ sở vật chất và đề án phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn 5 năm tới.
"Có xây dựng được các đề án này một cách bài bản thì qua từng năm mới khắc phục được tình trạng thừa - thiếu giáo viên, khắc phục được khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp. Bên cạnh đó, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Đánh giá cao sự quan tâm đầu tư của tỉnh Tuyên Quang cho sự nghiệp giáo dục, cũng như sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, Bộ trưởng nhấn mạnh: "Chăm lo tốt về giáo dục sẽ là giải pháp căn cốt để xóa đói giảm nghèo. Làm giáo dục, đặc biệt là giáo dục vùng khó khăn cần kiên trì, nhìn nhận đúng thực tế để có bước đi phù hợp".
Trước mắt để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, Bộ trưởng lưu ý tỉnh Tuyên Quang cần sớm hoàn thành tập huấn sách giáo khoa cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 1; phối hợp với các nhà xuất bản để cung ứng sách kịp thời và đầy đủ trước năm học mới; sớm hoàn thành việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị tối đa cơ sở vật chất, phòng lớp học đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày cho lớp 1.
"Lớp 1 là mở đầu, nếu triển khai tốt, các lớp tiếp theo sẽ rất thuận lợi", Bộ trưởng khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao