Chất lượng đường cao tốc kém do ít kinh phí hay tiêu cực- thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể
VEC từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô: Nói dối như "cuội", thu phí sao minh bạch? / Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC quyền to hơn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể
Không biết Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có đọc báo không. Vào thời điểm cách đây mới 4 tháng thôi, báo chí trong nước đăng tải câu chuyện lão nông Phạm Tấn Lực- cựu chiến binh ở (Bình Sơn, Quảng Ngãi), suốt 4 năm liền kiên trì thu thập bằng chứng, hình ảnh, gửi đến báo chí, các cơ quan chức năng, tố cáo những vấn đề được cho là có sai phạm của nhà thầu Giang Tô, trong gói thầu A3- dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi.
Hình ảnh lão nông Phạm Tấn Lực và đến nay chưa có được một giấy khen- thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (Ảnh: Dân trí)
Theo Dân trí: năm 2015, ông Phạm Tấn Lực xin vào làm bảo vệ tại gói thầu A3.Gói thầu này do nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) trúng thầu thi công với tổng chiều dài 10,6 km.
Trong quá trình làm bảo vệ, ông Phạm Tấn Lực thấy đơn vị thi công dùng loại đất không đảm bảo để đắp nền đường. Với kinh nghiệm ít ỏi của một người từng làm thợ hồ, ông Lực tiếp tục tìm hiểu và cho rằng đơn vị thi công có nhiều gian dối.
Thế nhưng, mọi nỗ lực của lão nông chân đất đều không được hồi âm.
Với quan niệm, tiền làm cao tốc là tiền của nhân dân, đường này phục vụ cho con cháu mấy chục năm sau nên không thể để đơn vị thi công "làm bậy". Vì thế, lão nông bắt đầu rong ruổi trên đoạn cao tốc hơn 10 km để giám sát hoạt động thi công. Nhận thấy tâm huyết của ông, nhiều người làm trong công trường đã bí mật cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Ông Lực ghi chép, tổng hợp cẩn thận rồi tìm hiểu thêm những việc làm "bất thường" của đơn vị thi công. Ông miệt mài chụp hàng ngàn tấm ảnh làm bằng chứng.
Khi đã đủ chứng cứ, ông viết đơn gửi kèm hình ảnh đến nhiều cơ quan chức năng và báo chí.
Theo ông Lực, một trong những sai phạm của đơn vị thi công là sử dụng đất không đạt chuẩn tại mỏ đất số 14 để đắp đường cao tốc. "Lúc đó tôi biết chắc là mỏ này không đạt chuẩn, bằng mắt thường cũng thấy chứ đừng nói là thử nghiệm gì đó. Đất này là đất sét pha đá vôi, chỗ này từng được dùng để đắp đường trong xã cũng không được nói chi dùng làm cao tốc", ông Lực khẳng định.
Cũng theo lão nông này, đơn vị thi công gói thầu A3 sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng, lấy đất sình lầy đắp lên cao tốc. Đồng thời, đơn vị thi công cũng không bóc tách đất phong hóa ở khu vực Bàu Sen theo quy định.
"Theo số liệu tôi được anh em cung cấp là chỗ này phải bóc tách bỏ đi 300.000 m3 đất phong hóa. Số đất này được đưa về 3 bãi thải, vậy nhưng không hiểu sao bãi thải chẳng có miếng đất nào. Vậy đất phong hóa bề mặt họ đưa đi đâu", lão nông nói và cung cấp hình ảnh về vị trí bãi thải trống. Lần theo đơn thư của ông Lực, nhiều cơ quan báo chí đã điều tra và phản ánh một số việc làm gian dối của đơn vị thi công.
Trên cơ sở đó, BQL dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã vào cuộc kiểm tra và quyết định "trảm" Giám đốc thi công của nhà thầu Giang Tô vì có sai phạm.
Suốt nhiều năm, lão nông Phạm Tấn Lực phải xin tiền vợ con để tiếp tục công việc của mình. Gia tài của lão là hàng trăm đơn thư, hàng ngàn bức ảnh tư liệu trong chiếc máy ảnh cũ. "Nhiều người nói tôi làm không công, đã nghèo còn muốn làm anh hùng nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi muốn những việc làm sai trái được kiểm tra, xử lý. Tôi từng bị đe dọa, có người đã đến tận nhà đòi giết. Những gì tôi nói tôi chịu trách nhiệm, tôi chỉ mong các đơn vị chức năng lắng nghe", ông Lực nói và cho biết đã từng khăn gói ra tận Đà Nẵng để gặp lãnh đạo BLQ dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Trong hành trình của mình, lão nông Phạm Tấn Lực đã nhận được sự hỗ trợ của "một số người giấu mặt". Lão nói, họ hiểu việc làm của lão nên cung cấp thông tin, thậm chí cả bản vẽ kỹ thuật của một số điểm được cho là có sai phạm.
Và đường cao tốc 34 nghìn tỷ là đây
Mời Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xem hình ảnh chất lượng đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đăng tải trên VTC
Mời Bộ trưởng Thể xem họ sửa đường sửa đường cao tốc
Đó là tít bài trên Lao động ra ngày 13/10/2018
Cao tốc nghìn tỷ, vá đường thủ công (Ảnh: TL)
End of content
Không có tin nào tiếp theo