Tin tức - Sự kiện

Chủ tịch nước: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là tất yếu

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của nhà nước Việt Nam, cũng là nguyện vọng, sự lựa chọn của nhân dân.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 ở Việt Nam vượt mốc 130 triệu liều / Thí điểm mở lại nhiều đường bay quốc tế từ 1/1/2022

Sáng 11/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội thảo
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội thảo

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì hội thảo Đề án; Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án, phát biểu khai mạc hội thảo. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; hơn 100chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong trong lĩnh vực nhà nước pháp luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội thảo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, 6 tháng qua Ban chỉ đạo xây dựng Đề án đã khẩn trương triển khai nhiều hoạt động, huy động các cơ quan, cả hệ thống chính trị tham gia nghiên cứu tổng kết, đề xuất các nội dung 27 chuyên đề của Đề án. Thủ tướng cho rằng, chủ đề "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của hội thảo là nội dung “cốt lõi” và cũng là vấn đề còn có “khoảng trống” cần được tập trung nghiên cứu, trao đổi trong Đề án.

Nêu một số thành tựu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: "Có thể thấy, ở nước ta những giá trị tiến bộ, nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện, góp phần quan trọng bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tương lai tươi sáng của đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã thẳng thắn chỉ rõ, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới”. Biểu hiện cụ thể là: Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ. Phân công, phân cấp, phân quyền, chúng ta thường nói vậy nhưng thiếu vế rất quan trọng là đi đôi với phân bổ ngồn lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì phân cấp phân quyền mới hiệu quả. Còn ta chỉ nói một vế tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền mà không phân bổ nguồn lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì cũng không hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu dự hội thảo nêu ý kiến thẳng thẳng, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

 

Phát biểu tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu cho rằng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chủ trương được nhân dân hết sức ủng hộ và cần tiếp tục hoàn thiện phục vụ phát triển đất nước. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình triển khai phải có nguồn nhân lực có chất lượng, toàn tâm toàn ý với dân, phải làm mọi cán bộ công chức luôn luôn nghĩ rằng, quyền mình có là nhân dân giao cho mình, cán bộ công chức phải là công bộc của dân.

Các chuyên gia tại hội thảo tán thành cao với Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về việc cần một tư duy mới trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; khẳng định phát huy, tôn vinh, lan tỏa, hiện thực hóa và gia tăng các giá trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tư tuy tầm nhìn chiến lược và đột phá phát triển, tức có tầm nhìn vượt trước mang tính quy luật có tiếp cận mới tiếp cận nhà nước pháp quyền…

Các chuyên gia cũng cho rằng, có ba yếu tố quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền: thứ nhất là vấn đề dân chủ, được coi là linh hồn, sinh khí của nhà nước pháp quyền; Thứ hai là vấn đề pháp luật, cụ thể là câu chuyện thể chế phát triển và thứ ba là chất lượng công chức trong bộ máy pháp quyền, gồm cả năng lực, đạo đức, phẩm chất, uy tín.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúcnhấn mạnh: xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của nhà nước Việt Nam, cũng là nguyện vọng, sự lựa chọn của nhân dân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúcnhấn mạnh: xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của nhà nước Việt Nam, cũng là nguyện vọng, sự lựa chọn của nhân dân.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhà nước pháp quyền là tri thức, giá trị tiến bộ của nhân loại đã được đúc kết và khẳng định qua lịch sử hàng trăm năm. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu rất sâu sắc của các nhà khoa học được công bố, là cơ sở rất thuận lợi cho việc nghiên cứu xây dựng Đề án. Chủ tịch nước đánh giá cao các nhà khoa học, chuyên gia đã có những đóng góp tâm huyết quan trọng đối với Đề án và có sự thống nhất cao về những vấn đề cốt lõi của xây dựng nhà nước nước pháp quyền tại nước ta.

Chủ tịch nước nêu rõ: “Pháp quyền”, “Nhà nước pháp quyền” là những giá trị có tính phổ quát trên thế giới, cả trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn chính trị, thực tiễn lý luận pháp lý, tinh hoa nhân loại.

 

"Những tư tưởng, giá trị phổ biến và tiến bộ của Nhà nước pháp quyền là: đó là đề cao vai trò của pháp luật trong tương quan của nó với quyền lực của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật. Thứ hai là tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của Nhà nước. Tất cả phục vụ nhân dân. Thứ ba là đề cao những giá trị công bằng, công lý, quyền con người, để biến những ý tưởng, tư tưởng, giá trị phổ biến, được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền vào thực tiễn tổ chức và hoạt động của một Nhà nước và xã hội. Cho nên đòi hỏi phải có Hiến pháp, có sự thượng tôn Hiến pháp; tính minh bạch của pháp luật và của việc thực hiện pháp luật; pháp luật phải dễ tiếp cận và được thực hiện kịp thời, thống nhất; pháp luật phải bảo vệ quyền con người, bảo vệ con người... Phải có sự phân quyền, phân công, phối hợp quyền lực Nhà nước, trong đó phải bảo đảm sự độc lập của quyền tư pháp. Phải phân cấp phân quyền đi liền với phân bổ nguồn lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản trị tốt, phục vụ nhân dân, đất nước phát triển. Nhiều ý kiến nói đến nhà nước kiến tạo phát triển trong nhà nước pháp quyền. Cán bộ công chức phải là công bộc của dân, lo cho dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tạo điều kiện cho nhân dân", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước nêu rõ, ở Việt Nam, những giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền về chủ quyền nhân dân, về tư tưởng đề cao giá trị công bằng, công lý, quyền con người đã được Đảngvà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới từ những ngày đầu lập quốc; trở thành tư tưởng xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam; thể hiện trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp của đất nước. Những tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt về xây dựng Nhà nước pháp quyền, được thể hiện rõ trong Cương lĩnh 1991 (sửa đổi, bổ sung 2011) và đường lối chính sách sau hơn 30 năm đổi mới và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Các đại biểu dự hội thảo phát biểu cũng đều nhấn mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền phải dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch nước khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện có đầy đủ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn, là sự vận dụng sáng tạo, hợp lý tri thức về nhà nước pháp quyền của thế giới vào thực tiễn Việt Nam, vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam.

"Đó là sự đổi mới tư duy lý luận về Nhà nước của Đảng, từ tư duy lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản sang tư duy lý luận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Và các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:Nhân dân là nguồn gốc, là chủ thể quyền lực của Nhà nước, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhấn mạnh dân chủ với nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân và nhiều ý kiến cũng nêu các bất cập, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện Nhà nước pháp quyền. Nhà nước tôn trọng bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong lúc chúng ta hội nhập quốc tế. Quyền lợi đi liền với nghĩa vụ; dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, cũng như thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Qua các văn kiện và tinh thần của xây dựng nhà nước pháp quyền, có thể khẳng định, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của nhà nước Việt Nam, cũng là nguyện vọng, sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với các xu hướng phát triển nhà nước, của đất nước ta trong bối cảnh tình hình thế giới, đã được Đảng ta cân nhắc kỹ để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nước ta.

Các đại biểu dự Hội thảo
Các đại biểu dự Hội thảo

Chủ tịch nước cũng nhắc lại các tham luận, thảo luận trong Hội thảo đã tập trung vào những vấn đề còn đang chưa rõ, chưa sâu, chưa toàn diện, là nguyên nhân tạo nên những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời gian qua.

 

Nhấn mạnh những phân tích, luận giải của các đại biểu là rất thỏa đáng và có tính thuyết phục cao, Chủ tịch nước yêu cầu Tổ Biên tập Đề án nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu trong xây dựng Đề án.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm