Tin tức - Sự kiện

Chủng virus mới có độc lực mạnh; ít nhất 6 trường hợp mắc bệnh, trong đó có nhân viên y tế

Tại cuộc họp ngày 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận chủng virus mới đã diễn ra 4 chu kỳ; ít nhất đã có 6 trường hợp mắc bệnh, trong đó có cả nhân viên y tế.

Triển khai các hoạt động Hỗ trợ y tế trong giai đoạn Bình thường mới / Huyện Tân Yên đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ, theo Bộ Y tế, qua điều tra và phân tích dịch tễ cho thấy, chưa có bằng chứng về 4 bệnh nhân 416, 418, 419 và 420 liên kết với nhau nên có khả năng đợt dịch này đến từ các nguồn khác nhau. Đây cũng là chủng SARS-CoV-2 mới chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây nhưng chưa khẳng định được đến từ nước nào.

Bộ Y tế cũng nhận định dịch COVID-19 có thể bắt đầu ở Đà Nẵng từ đầu tháng 7 nên số bệnh nhân có thể không dừng lại ở 4 người. Hiện, toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch đối với Đà Nẵng đã được kích hoạt, trong đó, Bộ Y tế đã cử 4 đội hỗ trợ tinh nhuệ trong đó có các chuyên gia hàng đầu về xét nghiệm, cách ly, điều trị cho Đà Nẵng từ 3 ngày qua.

Bệnh viện C Đà Nẵng đã được phong tỏa ngay sau khi phát hiện ca bệnh 416. Ảnh: TTXVN.

Bệnh viện C Đà Nẵng đã được phong tỏa ngay sau khi phát hiện ca bệnh 416. Ảnh: TTXVN.

Sáng 27/7, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai có kinh nghiệm về cách ly bệnh viện đã được cử hỗ trợ 3 bệnh viện ở Đà Nẵng và nơi bệnh nhân cư trú hoặc đi qua.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp hơn nên cần phải hành động mạnh và dứt khoát, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng ở Đà Nẵng và các địa phương khác. Trong 2 ngày cuối tuần, Thủ tướng đã liên tục chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các thành phố lớn để kích hoạt các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn được sự lây lan của dịch.

Thủ tướng đồng ý từ 0h ngày 28/7, Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội đầy đủ theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ với mức cao hơn các biện pháp đang thực hiện. Trong chiều và tối 27/7, các phương tiện tiếp tục được tăng cường để giải tỏa hết khách du lịch ra khỏi Đà Nẵng nhanh nhất. Những người vừa trở về từ Đà Nẵng phải khai báo y tế.

Tối 26/7, Bộ Y tế đã ra thông báo khẩn số 16, đề nghị người dân khai báo y tế để phòng dịch COVID-19.

 

Bộ Y tế đưa ra một danh sách những địa điểm và dịch vụ liên quan đến 4 ca bệnh mới nhất tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi, trong đó có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Chợ đầu mối Hòa Cường; Quán bún Cô Nở, đường Nguyễn Thuỵ, Quảng Ngãi; Nhà Văn hóa Lao động Quảng Ngãi...

Tất cả những ai đã từng đến các địa điểm này trong thời gian bộ Y tế nêu trong thông báo khẩn này hoặc đi một số chuyến xe cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với cơ quan y tế nơi gần nhất để được nhận hỗ trợ, khai báo y tế trực tuyến và gọi vào số điện thoại 1900 988 975.

Còn theo yêu cầu mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải với các đơn vị kinh doanh vận tải: Toàn bộ hành khách đi máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe khách sẽ phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt.

Hành khách trước khi lên phương tiện giao thông phải khai báo y tế điện tử và kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay, trừ hành khách đi taxi và xe buýt và phải hạn chế nói chuyện, ăn uống trong chuyến đi. Còn các phương tiện giao thông được khuyến khích thực hiện thông gió tự nhiên.

Trong quá trình di chuyển, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với tiếp viên hoặc nhân viên phục vụ và gọi điện cho đường dây nóng Bộ Y tế (số 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn, điều trị kịp thời. Tất cả lái tàu xe, tiếp viên, người phục vụ và hành khách phải luôn đeo khẩu trang trong khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe và trên các phương tiện giao thông.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm