Tin tức - Sự kiện

Chuyên gia nói gì về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em?

Vaccine COVID-19 đã được tiêm cho hơn 1.800 học sinh đợt đầu tiên của TP Hồ Chí Minh. Và hiện nhiều bố mẹ vẫn còn lo lắng, băn khoăn về tính hiệu quả, an toàn của vaccine. PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc BV Nhi TW đưa ra một số thông tin.

TP Hồ Chí Minh: Không hạn chế số lượng khách, cơ sở ăn uống phải đảm bảo phòng dịch / Nhận BHXH một lần: Lo ngại cuộc sống của người lao động khi về già

Theo dữ liệu hiện nay trên toàn thế giới số lượng trẻ em mắc COVID-19 cũng không hề nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ các cháu mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn so với nhóm người lớn trên 50 tuổi.

Vì thế, các chuyên gia dịch tễ đều khẳng định, chúng ta cần tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em để đảm bảo trẻ bớt được triệu chứng nặng của tình trạng bệnh và đặc biệt trong nhóm trẻ có bệnh nền như ung thư, thận, gan…thì vaccine sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong đối với những trẻ này, vì đây là đối tượng nguy cơ cao.

Một học sinh Trung Quốc được tiêm vaccine phòng Covid-19
Một học sinh Trung Quốc được tiêm vaccine phòng Covid-19

Hiện nay,Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi, bao gồm cả nhóm trẻ em có bệnh nền. Tại Mỹ tỷ lệ bao phủ vaccine cho trẻ trên 12 tuổi hiện đã đạt trên 50%.

Còn tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng vaccine cho trẻ em sẽ được triển khai theo lộ trình tiêm cho nhóm tuổi 16-17 trước, sau đó hạ dần đến nhóm tuổi 12.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc BV Nhi TW cho biết: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em cũng như quy trình tiêm cho người lớn. Cần thực hiện khám sàng lọc để xác định các trường hợp chống chỉ định. Đó là các trường hợp liên quan đến phản ứng phản vệ ở mức độ 2. Còn lại các trường hợp khác đều có thể chỉ định tiêm.

Một số trường hợp như trẻ có bệnh nền, bệnh mạn tính, béo phì…cần đượcchỉ định tiêm tại Trung tâm y tế hoặc tại bệnh viện giống như đối với người lớn.

Đối với trẻ em có thể còn thuận lợi hơn vì tổ chức tiêm ở các trường học. Tại các điểm tiêm nhà trường, cơ sở y tế sẽ tham gia hỗ trợ, phối hợp quy trình tiêm với các thầy cô giáo nên sẽ thuận lợi hơn.

 

Tại mỗi điểm tiêm này cũng sẽ tập trung theo dõi sau tiêm và đánh giá sau tiêm với trẻ. Khi trẻ về nhà, thì gia đình theo dõi những dấu hiệu sức khoẻ của trẻ theo tờ hướng dẫn được phát sau tiêm để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi cần.

PGS.TS Trần Minh Điển cho rằng, trong thời gian qua các địa phương đã thành lập những đội y tế cơ sở và những đội cấp cứu lưu động nên có thể đáp ứng được trong những tình huống xảy ra những phản ứng bất lợi.

Hiện Bộ Y tế đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ em trong độ tuổi nhỏ hơn trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vaccine cho trẻ em.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm