Chuyến tàu thu gần 2 triệu: Lỗ nặng, vì sao đường sắt vẫn chạy?
Chiếm rừng phòng hộ Sóc Sơn: Phát súng “khai hỏa” là chủ tịch xã, cấp trên có vô can? / Lâm Đồng: Kiểm tra, rà soát việc cho thuê đất công
Giám đốc công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội Nguyễn Viết Hiệp cho biết, từ 1/9 vừa qua, ngành đường sắt phải cho chạy trở lại các đoàn tàu lỗ sau một thời gian cắt giảm, dừng hoạt động.
Cụ thể, các tuyến Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Đồng Đăng đều được chạy trở lại với tần suất 7 ngày trong tuần, mỗi ngày chạy một chuyến (đi - về).
Trước đó, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Thái Nguyên phải bỏ hẳn, tuyến Hà Nội - Hạ Long giảm từ 7 chuyến còn 1 chuyến/tuần.
Đây đều là các tuyến có cự ly ngắn, không cạnh tranh được với đường bộ nên có mức doanh thu rất thấp, trong khi chi phí vận hành lại rất lớn.
Đường sắt đang phải duy trì chạy những đoàn tàu lỗ nặng |
Cụ thể, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng doanh thu mỗi chuyến chỉ khoảng 4 triệu đồng, Hà Nội – Thái Nguyên chỉ 3 triệu đồng, thậm chí tuyến Hạ Long - Hà Nội mỗi chuyến chỉ thu được 1,9 triệu.
Doanh thu thấp, trong khi chi phí vận hành cho hạ tầng, sức kéo, sửa chữa toa xe; trả lương cho công nhân… bình quân phải 10,4 triệu đồng/chuyến.
“Với tần suất tàu chạy tất cả các ngày như hiện nay, ước tính mỗi năm công ty phải bù thêm hàng chục tỷ đồng. Mức lỗ này chưa tính khoản trợ giá phí hạ tầng, phí đầu kéo và phí vận hành được Tổng công ty hỗ trợ”, ông Hiệp nói.
Chưa được bù giá vẫn phải chạy
Giám đốc công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, năm 2017 công ty đã phải bù lỗ 21 tỷ đồng cho các chuyến tàu chạy lỗ. Do vậy, đơn vị đã phải dừng hoạt động tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và giảm tần suất tuyến Hà Nội - Hạ Long.
Thế nhưng, sau khi dừng hoạt động, các địa phương có tuyến đường sắt đi qua yêu cầu hoạt động trở lại nên Tổng công ty Đường sắt buộc phải cho tăng tần suất chạy tàu tất cả các ngày trong tuần như trước.
Theo Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN Vũ Anh Minh, dù 3 tuyến tàu trên lỗ lớn nhưng vẫn phải cho chạy trở lại để phục vụ an sinh.
“Giống như Nhật Bản có chuyến tàu vẫn chạy nhiều năm chỉ để phục vụ 1 nữ sinh đi học cho đến khi tốt nghiệp phổ thông mới thôi. Mình chưa làm được như vậy nhưng cũng phải cố gắng duy trì để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân”, ông Minh nói.
Những chuyến tàu vắng khách, đường sắt vẫn phải chạy |
Theo luật Đường sắt, từ 1/7/2018, những chuyến tàu chạy phục vụ an sinh như 3 tuyến tàu trên sẽ được Nhà nước bù lỗ. Tuy nhiên hiện nay chưa thực hiện được điều này do chưa có thông tư, nghị định hướng dẫn.
Hiện tại công ty CP Đường sắt Hà Nội vẫn phải duy trì tàu chạy với điều kiện giảm tối đa chi phí vận hành để phục vụ đi lại của người dân trên tuyến.
Tổng công ty Đường sắt VN đã kiến nghị Bộ GTVT làm việc với Bộ Tài chính để xây dựng chính sách hướng tới có trợ giá đối với những chuyến tàu phục vụ an sinh.
Trước mắt, Tổng công ty sẽ hạ phí điều hành xuống để cùng với đơn vị vận tải duy trì hoạt động phục vụ người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng