Công tác pháp chế trong khối DNNVV: Sự quan tâm còn mờ nhạt
DNVN - Đây là nhận định của ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp lần 4, nhiệm kỳ 2019 0 2024 vào sáng 30/5 tại Hà Nội.
Hà Tĩnh: Công an truy tìm người vứt lợn nhiễm dịch tả châu Phi xuống kênh / Trình Quốc hội xem xét bổ sung 1 ngày nghỉ lễ trong năm
Ban Chủ nhiệm CLB Pháp chế Doanh nghiệp khóa IV ra mắt Đại hội. (Ảnh: PLVN)
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Pháp chế doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng làm cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả, đúng pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ghi nhận những đóng góp, những kết quả tốt đẹp của CLB, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của CLB nhiệm kỳ vừa qua và có một số hạn chế, bất cập cần khắc phục vào nhiệm kỳ tới.
Thứ trưởng yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới tổ chức, hoạt động của CLB, bắt kịp với xu thế xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thường xuyên kiện toàn Ban Chủ nhiệm, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra; chăm sóc hội viên tốt hơn để mỗi hội viên tìm thấy các lợi ích thiết thực cho họ; cải tiến nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các hoạt động của CLB theo hướng thực chất, có chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm.
Thứ trưởng cũng cho rằng, cá nhân ông cần quan tâm hơn đến hoạt động của CLB, có trách nhiệm hơn đối với công việc của CLB, hội viên của CLB nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng sự quan tâm đến công tác pháp chế trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) còn mờ nhạt. Trong khi đó, thực tế cho thấy, do không có biện pháp phòng ngừa nên khi có những sự vụ pháp lý xảy ra, đa phần các doanh nghiệp lúng túng, dùng quan hệ đi “cửa sau” nên nhiều khi bị thua thiệt, phá sản mà lỗi do nhận thức pháp luật không tốt.
Ngoài ra, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật chuyên ngành diễn ra khá phổ biến và chậm được tháo gỡ. Việc cắt giảm tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh là tín hiệu đáng mừng nhưng con số 50% này cần được hiểu là không chỉ cắt giảm số lượng thủ tục mà còn phải cắt giảm thời gian triển khai thủ tục.
Ông Nam chia sẻ thêm, kinh phí Nhà nước dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở mức thấp, không phù hợp, thủ tục xin kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn rườm rà, chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia; Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành và của xã hội về Nghị định 66 hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp của Chính phủ còn chưa đầy đủ, toàn diện.
Nhấn mạnh vai trò của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, ông Đinh Văn Thanh, Trưởng ban Pháp chế Tổng công ty May 10 cho biết: "Hoạt động của của CLB không đơn giản chỉ ở việc sinh hoạt giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là cơ hội, một kênh để chúng tôi vận động chính sách. Trách nhiệm này trước hết là sự chèo lái của Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ tiếp theo cùng với sự chung tay của các thành viên".
Về phương hướng nhiệm kỳ tới, CLB Pháp chế doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng CLB vững mạnh về tổ chức và hoạt động, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy về pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp và là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó là tăng cường tính độc lập, tự chủ, chuyên nghiệp trong hoạt động của CLB; đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật, phòng tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh.
Tại Đại hội, CLB đã bầu Ban chủ nhiệm, Ban kiểm tra nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 21 người. Theo kết quả đại hội, Ban Thường vụ gồm 7 người, đó là ông Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp; ông Dương Đăng Huệ, nguyên cán bộ Bộ Tư pháp; ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink; bà Đỗ Thị Thanh Hương, Trưởng phòng Công tác pháp chế, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10; ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội DNVVN. Ban Thường vụ đã bầu lãnh đạo CLB. Theo đó, ông Nguyễn Duy Lãm đã tái đắc cử Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp; 4 Phó chủ nhiệm gồm các ông, bà: Tô Hoài Nam, Dương Đăng Huệ, Lê Đình Vinh, Đỗ Thị Thanh Hương. Nhân dịp này, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp cho nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Nguyễn Thị Thanh Huyền và các Bằng khen cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác pháp chế doanh nghiệp. |
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Cột tin quảng cáo