Đà Nẵng: Nhiều ca tử vong vì bệnh nặng nhưng sợ COVID-19, không đến bệnh viện chữa kịp thời
Chùm ảnh các KCN ở Đà Nẵng tổng lực phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn sản xuất / Đà Nẵng: Doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí phòng, chống dịch nếu để xảy ra lây nhiễm Covid-19
Cụ thể, trong tuần qua tại Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân X.L. (66 tuổi, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có tiền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám mà tự ý điều trị tại nhà.
Nhiều trường hợp bệnh mạn tính nhưng ngại đến bệnh viện khám khiến bệnh diến biến nặng hơn, việc điều trị càng thêm nhiều khó khăn, tốn kém.
Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 tuổi, trú Đà Nẵng) cũng được đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường máu, suy tim nhưng không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Tới khi ông hôn mê tại nhà thì người nhà mới đưa đến cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng.
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
BS.CKII Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, đây là hai trong số nhiều trường hợp mà Bệnh viện Đà Nẵng liên tiếp tiếp nhận trong tuần qua khi người bệnh đã ở trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nhiều trường hợp có bệnh lý nền, đưa đến bệnh viện muộn nên dù khoa Hồi sức tích cực – Chống độc áp dụng tối đa các biện pháp nhưng cũng không qua khỏi.
BS.CKII Hà Sơn Bình dẫn chứng thêm một trường hợp, tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng đang điều trị cho một bệnh nhân nữ đã can thiệp VA ECMO, thở máy. Trước đó, bệnh nhân mệt, tức ngực trái nên đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu, được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, ngoài ra còn xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng.
“Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng rất nặng, thậm chí còn nặng hơn hai bệnh nhân đã tử vong như nêu trên, nhưng rất may là được đưa vào bệnh viện sớm, được cấp cứu kịp thời nên hiện tại tình hình tiến triển tốt, đã cai được VA ECMO!” – BS.CKII Hà Sơn Bình cho hay.
Theo BS.CKII Hà Sơn Bình, tâm lý quá sợ hãi COVID-19 đã khiến nhiều người bệnh mạn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị. Điều này, khiến bệnh diến biến nặng hơn, và khi đó thì việc điều trị sẽ càng thêm nhiều khó khăn, tốn kém.
Bác sĩ Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng khuyến cáo, người bệnh có các bệnh lý mạn tính, khi có các biểu hiện bất thường thì phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ theo dõi, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Đối với tâm lý quá sợ hãi COVID-19 của nhiều bệnh nhân, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, tại khu khám bệnh của bệnh viện này, hệ thống phân luồng sàng lọc được thực hiện kỹ càng, có khu khám sàng lọc riêng biệt cho những người có yếu tố dịch tễ hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
Tất cả người bệnh đến khám đều bắt buộc phải khai báo y tế điện tử trung thực, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách với mọi người xung quanh. Người bệnh có các yếu tố dịch tễ hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, mất vị giác… thì sẽ được hướng dẫn đến khu sàng lọc, được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi vào khám.
Riêng đối với các bệnh nhân nội trú, người bệnh sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập viện và được nhân viên y tế chăm sóc toàn diện, người nhà không được vào chăm. Trong trường hợp người bệnh rất nặng, người nhà vào chăm phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi vào.
“Để phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2, không thể thiếu sự góp sức của mỗi người bệnh, người nhà người bệnh. Mỗi người cần chủ động, ý thức tự bảo vệ bản thân khi đến bệnh viện, như thực hiện khai báo y tế trung thực, đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình thăm khám, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, thực hiện nghiêm các quy định theo hướng dẫn của nhân viên y tế – TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh